*Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm của tác giả, không hướng đến những người thực sự có vấn đề về tâm lý hoặc mắc các chứng bệnh tâm lý đã được chẩn đoán. Toàn bộ bài viết chỉ nói tới một khía cạnh khác về những người "tưởng rằng mình yếu đuối" hoặc khẳng định "tôi yếu đuối nên mọi người phải đối xử nhẹ nhàng với tôi", không cổ súy cho bất kì hành vi lăng mạ và tổn thương người khác nào.
Đã có rất nhiều lần mình nhìn thấy các phản ứng quá khích của nhiều bạn trẻ về vài vấn đề với mình khá là bình thường. Và dường như gần đây, sự quyền lực đã được chuyển giao từ "người mạnh mẽ" sang "kẻ yếu đuối".
KẺ YẾU ĐUỐI CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ HAY ĐỨA TRẺ ÍCH KỈ LỢI DỤNG NGƯỜI KHÁC?
Khó có thể phân biệt nổi hai khái niệm này. Có một lần đi siêu thị, mình gặp một trường hợp khá buồn cười khi hai cô bạn nọ gặp nhau, một trong hai cô cười bảo "Dạo này mập ra hả?" thì cô kia lập tức phản ứng lại khá gay gắt. Họ cãi nhau một lúc và có vẻ như cô gái "dạo này mập ra" vẫn hậm hực cho rằng đối phương nhục mạ cơ thể mình. Một trường hợp khác là trong nhóm viết lách mình đang tham gia có xảy ra vài xích mích nho nhỏ, trong đó có một bạn trẻ khá ích kỉ và đối xử với người khác không ra gì, đi bêu riếu mình cùng những thành viên còn lại. Điều đáng nói là cô bé này luôn than thở mình bị trầm cảm và đòi hỏi người khác phải đối xử nhẹ nhàng với mình, ngay cả khi cô bé đi buông tuồn những lời lẽ thậm tệ về những người xung quanh.
Và nhiều trường hợp nữa, mình quen có, mình không quen cũng có. Điều này khiến mình cảm thấy bối rối khi nhận ra dường như "trầm cảm", "nội tâm" và "yếu đuối" đang trở thành tấm khiên chắn vững chãi cho nhiều kẻ ích kỉ lợi dụng nó. Bất cứ điều gì bạn nói ra gây khó chịu cho ai đó đều sẽ bị quy chụp thành quấy rối, cyberbulling và body shaming, slut shaming...dĩ nhiên, người bị chỉ trích sẽ luôn là bạn, ngay cả khi bạn có nói lên sự thật đi chăng nữa.
Mình đã quan sát khá lâu và tự hỏi làm thế nào để phân biệt được một người trầm cảm, yếu đuối cần giúp đỡ với một kẻ ích kỉ và luôn tìm cách lợi dụng người khác? Dường như chỉ có một số rất ít trong số họ thực sự cần giúp đỡ, và còn lại chỉ là những lứa trẻ bồng bột háo hức chạy theo phong trào than thở cuộc sống bất hạnh cùng việc nguyền rủa người khác vì dám chê mái tóc của họ xấu, dáng hình họ không đẹp hay ngôn ngữ họ nói ra thật lố lăng.
Điều mình nhận ra là dường như xã hội mạng đang bắt đầu đề cao những sự yếu đuối và chấp nhận rằng họ mong manh dễ vỡ đến mức không thể chạm vào. Một câu ngụy biện mình thường nghe được là "Vì tao không mạnh mẽ như mày" khi vài lần mình tranh luận về sự yếu đuối với người khác. Ồ không, mình chẳng bao giờ mạnh mẽ cả. Mình cực kì yếu đuối và dễ bị tổn thương, thậm chí mình đã bị tổn thương khá nhiều lần nhưng chẳng mấy khi mình bày tỏ các ký ức đó với sự hằn học. Đúng hơn là mình đã ngừng than thở trong vài năm trở lại đây vì mình nhận ra kha khá các "chân lý" trong cuộc sống.
QUY LUẬT CÔNG BẰNG CỦA CUỘC ĐỜI
Nghe qua thì thực sự phũ phàng, nhưng trải qua nhiều thế kỷ thì các "chân lý" này đã tồn tại như một sự thật đầy tính công bằng.
BẠN ĐANG ĐỌC
QUAN ĐIỂM VIẾT 2013-2017
No FicciónTopic bao gồm những quan điểm cá nhân về nghề cầm bút tại Việt Nam, các bài viết đều là ý kiến chủ quan của tác giả.