131.
Lộc Đỉnh trà quán nằm ở cuối phố Đông Lâm, mé Nam hướng ra sông Trà Thạch với rặng liễu thướt tha xanh ngát, phong cảnh thanh nhã hữu tình. Ánh nắng dịu dàng ấm áp chiếu lên mặt sông yên ả, lấp lánh lung linh. Buổi tiệc giã từ này được Quốc Tử Giám sai người tổ chức ở ngay hiên ngoài của Lộc Đỉnh trà quán, một bên là sông nước mêng mang tĩnh lặng, một bên là phố xưa sầm uất. Không gian lẳng lặng, nghe ra vài phần sầu bi.
Tiêu Cảnh Duệ dẫn đầu đoàn người đi vào, chiếm được một vị trí rất tốt. Phía trước chúng ta là một bàn đá nhỏ, bên trên bày một bàn cờ hãy còn dang dở, thắng bại khó phân cùng một chung trà thơm ngát. Ở đó có ba vị đại nho đang ngồi trầm ngâm. Người ngồi ở giữa chính là Tử Dương cư sĩ phong đạo bất phàm, đôi mắt sáng ngời quắc thước, anh khí có thần. Chỉ tiếc là giờ đây hai hàng tóc mai đã điểm bạc khiến khí thế của ông thêm vài phần già lão ưu thương.
Tử Dương cư sĩ năm nay đã độ tứ tuần, đã từng hai lần vào triều làm quan. Lần thứ nhất là khi ông vẫn còn là một Trạng Nguyên lang sống lưng thẳng tắp. Thời ấy tiên đế hãy còn tại vị, không chăm lo triều chính mà cả ngày trầm mê tu đạo. Cảnh Dương năm thứ 24, nạn đói hoành hoành, biên cương nhiễu loạn, dân đen bỏ mạng dưới tường thành không biết bao nhiêu mà kể. Ngay lúc ấy tiên đế không những không mở kho cứu tế mà còn chi vạn lượng bạc để luyện một lò tiên đan. Trước có Hàn Lâm đại học sĩ vì can gián vua không được mà đập đầu bỏ mạng, sau có vị Tử Dương này nối gót lão sư, bi phẫn ghi vào trong sách sử một câu: "Hôn quân hoang phế triều chính, lưu dân xương trắng đầy đường, khốn khổ không sao tả xiết!". Tiên đế biết chuyện nổi dậy lôi đình, muốn lôi ông ra Ngọ Môn chém ngang lưng thì bị sĩ tử khắp thiên hạ bi phẫn viết cáo phỉ nhổ. Quan văn cả triều hạ mũ cánh chuồn, ra sức đồng lòng mới bảo vệ được tính mạng của ông. Trạng nguyên lang khi ấy thấy tiên đế trầm mê bất ngộ cuối cùng cũng nản lòng thoái chí, vứt bỏ quan bào mà lui về ở ẩn. Thoắt cái mà đã 20 năm ròng, Tử Dương cư sĩ lại một lần nữa lên triều, phục mệnh mà nhậm chức ở Quận Châu chốn biên cảnh xa xôi.
132.
Lại nói về bữa tiệc ở Lộc Đỉnh trà quán, hai vị đại nho ngồi bên cạnh Tử Dương cử sĩ lần lượt là Chu Cận Giang và Tống Tri Lăng nhìn nhau cười nhẹ. Đại nho Tống Tri Lăng quay đầu, nhìn các thư sinh đứng đầy ngoài hiên:
"Các vị tài cao học rộng, có ai nguyện ý làm một bài thơ tiễn Tử Dương huynh không?"
Tử Dương cư sĩ trước vuốt râu trầm ngâm, sau lại tháo xuống một miếng ngọc bội đeo ở bên hông, nói: "Đã là ngâm thơ thì phải có phần thưởng, bằng không không có ý nghĩa. Hôm nay ai ngâm thơ đứng đầu, xin nhận miếng ngọc này của ta."
Nhìn miếng ngọc bội lý ngư vọng nguyệt thần dị phi phàm trước mắt, dù là người đọc sách thanh cao cũng không khỏi sáng mắt lên. Chưa nói đến chất ngọc và tay nghề điêu khắc thượng phẩm, miếng ngọc tùy thân này của Tử Dương còn mang một ý nghĩa khác, hàm ý ám chỉ rằng người nhận được ngọc cũng nhận được sự tán dương của ba vị đại nho, về sau nếu bọn họ vào triều làm quan hẳn được chiếu cố. Hơn nữa hôm nay văn nhân khắp thiên hạ tề tựu cả về đây, chỉ cần làm ra một bài thơ hay và được bọn họ tán thưởng, thanh danh vang vọng không cần nói cũng biết.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm Duyệt Quân Hề
Teen FictionThể loại: Đam mĩ, chủ thụ, (vạn nhân mê thụ), trọng sinh, HE. Mô tả: Ta nhìn thẳng vào đôi mắt phượng thâm thuý của thánh thượng. "Quân gia bao đời nay trấn giữ biên cương, từng người từng người ngã xuống nơi ấy, thế mà vẫn khăng khăng một lòng...