Không ngoài dự đoán, đề nghị của Chu Tiểu Vân bị cha mẹ nhất trí phản đối.
"Con nói gì?" Ba Chu không dám tin đứa con gái lớn thường ngày luôn an phận, ít nói lại đưa ra đề nghị muốn đi học sớm. Trong mắt ông, dù Chu Tiểu Vân hơi cao hơn bạn bè, nói cho cùng chỉ là đứa bé sáu tuổi. Đại Bảo mãi chín tuổi mới học lớp một, còn chưa từng chú tâm học hành bao giờ.
Chu Tiểu Vân hít sâu, thử nói lại lần nữa: "Còn một tháng nữa đến khai giảng, con muốn đến trường."
Ba Chu cảm thấy hôm nay Chu Tiểu Vân hơi khác, con bé thẳng lưng ngồi ở bàn uống nước, nói chuyện y như bà cụ non. Ông không khỏi có cảm giác vui mừng và tự hào của "Nhà có con gái mới lớn" nhưng cảm giác này không ảnh hưởng đến quyết định của ông:
"Con mới sáu tuổi, biết đến trường phải học gì không? Ở nhà trông Tiểu Bảo và Nhị Nha, không bận còn có thể giúp mẹ con chăn vịt, mọi đứa trẻ khác đều tám, chín tuổi mới đi học."
Còn một lí do khác ông không nói ra: Học phí cũng là một khoản tiền không nhỏ.
Lúc đó, học phí hơn mười ngàn một kì, số tiền đó không nhiều cũng không ít. Ông ở ngoài giết lợn thuê cho người ta mới kiếm được ba mươi, bốn mươi ngàn. Tiền bán trứng gà trong một tuần khoảng hai ngàn.
(Giải thích qua một chút về tiền tệ Trung Quốc: Tiền tệ được sử dụng chính thức ở Trung Quốc là nhân dân tệ. Tên chính thức là CNY, viết tắt là RMB, ký hiệu là ¥. Đơn vị tiền tệ là Yuan (Nguyên), Jiao (Giác) và Fen (Phân). Trong đó 1 Yuan = 10 Jiao = 100 Fen. Trong văn viết, Nguyên = ngàn, Giác = hào và Phân = xu.
Ở Trung Quốc sử dụng cả tiền giấy và tiền xu: Tiền giấy có các mệnh giá là 1 Jiao, 5 Jiao, 1 Yuan, 5 Yuan, 10 Yuan, 20 Yuan, 50 Yuan và 100 Yuan. Tiền xu có các mệnh giá là 1 Yuan và 5 Jiao. Từ chương này trở đi sẽ thường xuyên xuất hiện các mệnh giá này)
Triệu Ngọc Trân cũng phụ họa: "Đúng vậy, chờ thêm hai năm đi Đại Nha."
Triệu Ngọc Trân suy nghĩ không khác gì ba Chu. Hơn nữa, ở nông thôn mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến bà chưa bao giờ coi trọng việc học hành của con gái. Trong mắt bà, con gái chỉ cần biết trông em, làm việc nhà, lớn lên biết thêu thùa may vá là được, học nhiều hay học ít như nhau cả thôi. Ở thời đại này, trường học là nơi bọn trẻ con nhà giàu đến chơi đùa, thậm chí giáo viên trong trường cũng không quản được bọn chúng.
Chu Tiểu Vân không ngạc nhiên khi nghe những lời này, vì từ bé đến lớn cô nghe đã mòn tai.
Cái gì mà "Không lưu ban là được", "Về nhà không cần làm bài tập, dắt em con đi chơi đi", "Ngày mai trong nhà phải gặt lúa đừng đi học" đại loại thế. Hoàn cảnh sống và suy nghĩ sai lầm về việc học khiến cô vốn thông minh suy nghĩ đơn giản, dùng thành tích bình thường tốt nghiệp cấp hai rồi nghỉ học, sớm hoà nhập vào xã hội.
Nếu không phải đi làm sớm, cô sẽ không yêu sớm, kết hôn và sinh con sớm như kiếp trước. Chu Tiểu Vân tổng kết lại nguyên nhân cuộc sống kiếp trước của cô thất bại, bởi vì một sai lầm của thời thơ ấu kéo theo từng bước sau này đều sai. Bây giờ cô muốn tương lai của mình tươi sáng hơn.
BẠN ĐANG ĐỌC
Cuộc sống mới hạnh phúc của Chu Tiểu Vân (quyển 1)
LosoweTác giả: Tầm Hoa Thất Lạc Đích Ái Tình Nguồn: magnolia1314.wordpress.com Bỏ học sớm, yêu sớm, kết hôn, sinh con sớm, khó khăn chồng chất khiến Chu Tiểu Vân cãi vã với chồng, rồi bị tai nạn. Linh hồn cô một lần nữa quay về năm 6 tuổi. Vận mệnh trao...