Đăng trong nhà "bacom2" ở Wattpad
Gần biên giới có một số khu chợ quy mô lớn, do dòng người dày đặc và hỗn loạn nên cũng là một trong những khu vực giám sát trọng điểm của đại doanh Đông Bắc.
Cứ mỗi nửa tháng, Hồng Văn có nhiệm vụ báo cáo sứ mệnh cho Long Nguyên Đế, vì thế đi cùng với đám người Vương Asim thị sát khu chợ biên giới vài lần, thật sự mở rộng tầm mắt.
Quả nhiên đúng như lời kể của Hồng Nhai, do rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt về tiền tệ của các quốc gia, rất nhiều bá tánh dứt khoát không thèm giao lưu bằng ngôn ngữ, cứ cầm hàng hóa của mình đi lòng vòng khắp nơi, phát hiện chủ quán nào tỏ ý thích thì dừng lại bày ra hàng hóa cho chủ quán xem xét, nếu chủ quán cảm thấy hài lòng thì bắt đầu trao đổi hàng hóa với nhau, toàn bộ quá trình đều không nói một lời, rất thẳng thắn công bằng.
Hồng Văn dùng ít dược liệu hái được trong rừng núi đổi bánh trái của bọn Tây, nghe nói gọi là “Bánh mì” hay gì đó; còn đổi thịt khô hong gió của người Mông Cổ, hương vị không tệ chỉ quá cứng, lần đầu ăn thử hắn ngây thơ không có kinh nghiệm, Hồng Nhai cũng chơi khăm không nhắc nhở, kết quả suýt gãy luôn mấy cái răng cửa. . .
Những người buôn bán ở đây chủ yếu chia thành hai loại: Một là thương nhân khôn khéo, lợi dụng phong tục tập quán và văn hóa khác biệt để kiếm giá chênh lệch; hai là dân bản địa đổi lấy vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trong số đó những người "tạp mao" chiếm đa số.
Hồng Văn từng tính toán sơ qua dân số của bọn họ, phát hiện số lượng không ít, bèn hỏi Khang Hùng những người này cụ thể do địa phương nào quản lý.
Khang Hùng đáp: “Ngươi cũng thấy rồi đó, vùng này nhiều núi nhiều sông nhiều rừng, rất nhiều nơi không có ai quản lí. Bọn họ cứ tùy tiện tìm một chỗ nào đó chui vào, quan phủ muốn tìm người cũng chả biết đâu mà lần. . .”
Hồng Văn nêu ý kiến: “Nơi này đất đai phì nhiêu, chỉ lạnh mà thôi. Nếu cần người canh tác, có thể thu phục bộ phận dân cư này để thêm sức lao động thì tốt rồi.”
Đất màu mỡ quá, sao không tận dụng?
Khang Hùng chỉ lo luyện binh đánh giặc, đâu biết gì về dân sự, nghe vậy gãi đầu: “Ý hay đấy, hiềm nỗi rất khó làm.”
Mấy trăm năm qua biên cảnh chiến tranh không ngừng, mâu thuẫn giữa các nước rất sâu, còn những người "tạp mao" quen với lối sống tự tung tự tác, đâu dễ dàng chịu quản thúc?
Hồng Văn gật đầu: “Vậy cũng đúng.”
Nếu dễ làm, e là Long Nguyên Đế đã thực hiện từ lâu, sao cứ mặc kệ bao nhiêu sức lao động lang thang bên ngoài?
******
Sinh hoạt của Hồng Văn dần dần đi vào quỹ đạo:
Mỗi ngày dậy sớm cùng các tướng sĩ rèn luyện khoảng một canh giờ, sau đó kiểm tra phân loại dược liệu, khám bệnh, vẽ bản đồ, thỉnh thoảng đi dạo chợ, rảnh rỗi thì học tiếng Sa Hoàng với Vương Asim và Tử Kê. . .
Trước đó mọi người thấy Hồng Văn có bộ dáng thư sinh nên đặc biệt quan tâm săn sóc. Ai ngờ một hôm trơ mắt nhìn anh chàng vác một khúc gỗ thật lớn mà chả đỏ mặt hay thở dốc gì cả, mọi người đều kinh ngạc trợn mắt há hốc mồm. Từ đấy về sau, cứ mỗi lần nhắc đến “Hồng Thái y” là trong giọng nói bất giác mang theo vài phần kính trọng.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Hoàn] THÁI Y NHẤT PHẨM
Historical FictionTác giả: Thiếu Địa Qua Thể loại: Cổ đại, Ngôn tình, Cung đình, Y thuật, HE Số chương: 112 chương chính, 12 ngoại truyện, 2 phụ truyện Nguồn: Bản convert bởi ꍌꀎꉻꋬ꒐ꄟꀎ ở Wiki dịch Bìa: designed bởi Đào non của nhà Châu Về Hợp Phố Chắc có lẽ phần giới t...