Chương 9

95 19 0
                                    

Biện Kinh

Xe chậm rãi đi, Tả Tịnh Viện vén một góc cửa sổ, nhìn cổng thành cao ngất phía trước. Đây là... đến Biện Kinh rồi sao?

Kiếp trước Tả Tịnh Viện cũng đã từng đến nơi này, giờ là Biện Kinh. Cổng Đại Lương (1) của Khai Phong chính là một nơi nổi tiếng, nó đã từng ở đó chụp không ít ảnh. Hiện tại đây là Bắc Tống, cổng Đại Lương không gọi là Đại Lương, mà gọi là Xương Hạp Môn, độ lớn cũng không khác so với hiện đại là mấy. Tường thành trùng điệp, loang lỗ rêu phong, còn đâm ra phía ngoài bờ thành. Nền móng cổng thành sử dụng kết cấu bằng gạch đá màu xanh lục, bố trí kiểu hình vòm ba vòng như cổng tò vò. Cửa ô là Trọng diêm hiết sơn (2) bố cục hai tầng lầu, trong đó, cửa thành gọi là thạch biển, viền đá bên ngoài, bên trong làm bằng gỗ. Chữ viết được dùng là phông chữ viết từ trái sang phải, thể theo cách viết của Nhan Chân Khanh (3) thời nhà Đường, là hai chữ "Vĩnh Phong" được mạ vàng. Phong cách này so với đời sau càng cổ xưa hơn, trang trọng thanh nhã. Trãi qua quá trình lịch sử dâu bể như bao người, sau này mãi đến năm 1998, cổng Đại Lương mới được trùng tu lại, so với Xương Hạp Môn hiện tại này mà nói, quả nhiên là còn rất trẻ tuổi.

(1) : một cổng thành nổi tiếng ở thuộc huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cổng Đại Lương được xây dựng năm 781 dưới thời nhà Đường, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử vẫn tồn tại đến ngày nay. Đến năm 1998 thì được chính phủ Trung Quốc chính thức trùng tu lại toàn diện.
(2) Trọng diêm hiết sơn: một mô hình kiến trúc rất phổ biến ở Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng. Bố cục như mô tả của tác giả, thường là kiểu kiến trúc hai tầng lầu, mái ngói có hình cong bốn góc thường đi kèm các họa tiết tứ tượng. Các kiến trúc ở Kinh thành Huế cũng là mô hình kiến trúc này.

(3) : Một nhà thư pháp, một vị quan dưới thời nhà Đường. Ông làm quan qua 4 đời vua Đường, sống qua thời kỳ Loạn An Sử, là người cương liệt, ngay thẳng, song cuối cùng bị gian thần hãm hại mà chết.

Buông màn xe xuống, Tả Tịnh Viện  nội tâm ngũ vị tạp trần. Hôm nay nhìn cổng thành Biện Kinh liền nghĩ đến cổng Đại Lương sau này, toàn bộ đều ở đây, giật mình như tỉnh mộng. Trong nháy mắt mà kiếp trước, kiếp này đều lần lượt thay đổi, làm cho nó không phân biệt được nơi nào là mộng, nơi nào là thật?

"Tam đệ, đệ không sao chứ?" Nhìn thấy sắc mặt Tả Tịnh Viện  bất thường, Tá Bác Nhã lo lắng hỏi.

Tả Tịnh Viện  nhìn nàng cười thoải mái, "Không có gì, chỉ là nghĩ thế này mà đi gặp hai vị ca ca, liền có chút khẩn trương."

"Hai vị ca ca đều là người rất tốt, Tam đệ không cần khẩn trương." Ngoài miệng Tá Bác Nhã an ủi, trong lòng lại cảm giác vẻ mặt của đệ đệ vừa rồi hoàn toàn không phải là khẩn trương, chẳng qua cũng không nói ra, vì thế cũng không truy hỏi đến cùng. Nàng dù sao cũng mang tính cách thiếu niên, làm sao mà hiểu tâm trạng tang thương này của Tả Tịnh Viện được.

Xe ngựa vào thành đi rất lâu mới dừng lại. Tả Tịnh Viện xuống xe, thấy phía trước là đại môn màu đỏ thẫm, còn có hai con thạch sư (4) đứng hai bên. Trên hai cánh cửa lớn của đại môn khảm hai cái đầu hổ bằng đồng thau riêng biệt. Mãnh thú trợn mắt, nhe răng ngậm vòng xuyến. Ngay chính giữa đại môn nhìn lên là một cái biển màu xanh lam, ở trên có hai chữ to mạ vàng: TÁ PHỦ.

[Lương Trần Mỹ Tịnh] Mộng Cổ Xuyên KimNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ