Chương 43 Tiệc Nướng

72 12 0
                                    

Liễu ám hoa minh xuân chính hảo,Trọng hồ vụ tán phân lâm saHà xử hoàng hạ phá minh yênNhất thanh đề quá Tô đê hiểu.*

* Là bài thơ "Tô Đê Xuân Hiểu" của Dương Chu, một nhà thơ đời nhà Minh. Bài thơ được đặt tên theo một trong mười cảnh đẹp Tây Hồ, "Tô Đê Xuân Hiểu"**.

**Tô đê xuân hiểu: Cảnh đẹp đứng đầu trong 10 cảnh đẹp của Tây Hồ, chính là phong cảnh khi mùa đông qua đi, mùa xuân lại về, bên bờ đê xuân sắc muôn vẻ. Con đê này là do Tri châu của Hàng Châu, cũng là đại thi hào nổi tiếng thời Bắc Tống Tô Đông Pha xây dựng, vì thế được đặt tên là Tô Đê.

Tô Đê vốn được đặt là Tô Công Đê, theo tên của Tô Đông Pha, Tri châu Hàng Châu bấy giờ, người đã xây dựng con đê này. Con đê xuyên qua cánh rừng lớn, nối hai bờ Nam Bắc của Tây Hồ, phía Nam bắt đầu từ chân núi Bình Sơn, phía Bắc xuống đến thượng nguồn sông Hà Lĩnh. Toàn bộ con đê dài hơn 30 dặm, chiều rộng 36 thước.

Tô Thức cho người nạo vét, đào Tây Hồ, sau đó đem cỏ cây, tre trúc trồng khắp xung quanh, xây nên cảnh sắc này. Hai bên bờ trồng dương liễu, bích đào và nhiều loại cây cỏ khác. Ở giữa xây một tháp đá 6 tòa, cổng hình vòm, đón ánh dương mỗi sớm mai. Từ trên Tô đê có thể nhìn thấy, ánh nắng mặt trời chiếu vào những gợn sóng lăn tăn, sóng lớn trập trùng, cảnh núi non phản chiếu lên mặt hồ, có cửa biển phía đông, có cầu vồng nhỏ bắt qua cầu Lục Kiều giữa hồ. Ngoài ra, ở bên cạnh còn trồng các loại hoa và cây lá như liễu rũ, bích đào, hải đường, phù dung, tử đằng, và bốn mươi loại cây khác nhau khác. Thả bộ trên đê sẽ thấy liễu rũ như khói mây, gió xuân dịu mát, tiếng chim hót véo von, cảnh ý động lòng người, vì thế mới gọi là Tô đê xuân hiểu (nghĩa là buổi sáng mùa xuân trên Tô đê).

Mong tình xuân đến vừa kịp lúcTỏa sương sa trên khắp cây rừngNơi hoàng hạc rẽ khói ban mai.Kêu thánh thót trên Tô Đê mỗi sáng.<bre>

"Tây Hồ phong cảnh lục điều kiêu, nhất chu dương liễu nhất chu đào (1)." Mỗi độ xuân đến, cứ vào tháng ba, cành liễu mảnh mai lại vươn mình, những chú chim xanh biếc (2) trở mình, bay lượn trên không trung, cây bích đào tươi tắn sẽ nở rộ, tựa như những rặng mây đỏ hồng kiêu ngạo trên mặt đất. Mười dặm đê dài, bao phủ một màu sương khói lẫn cảnh sắc mờ ảo, kèm mùi thơm nồng nàn đến nức lòng người đi.

(1) Tây Hồ phong cảnh lục điều kiêu, nhất chu dương liễu nhất chu đào: sáu cảnh đẹp Tây Hồ có thể quan sát trên Tô Đê, trong đó sẽ có cây liễu rũ và cây bích đào. Đây là một câu thơ trong bài "Đê Tô Công" của Vương Doanh thời nhà Minh, một trong những tác phẩm miêu tả về cảnh đẹp Tây Hồ nổi tiếng.

(2) Nguyên văn là chim thúy lãng.

Tả Tịnh Viện  và Trần Vũ Tư thả cước bộ, chậm rãi bước trên triền đê. Con đê này dài đến gần 30 dặm, phía nam bắt đầu từ chân núi Bình Sơn, phía bắc kéo dài đến hạ nguồn sông Hà Lĩnh, dưới chân núi Hà Sơn. Đây chính là con đê dài mà đến trăm ngàn năm sau, người đời vẫn khen không ngớt, Tô đê. Chỉ là, hiện tại con đê này chưa trải qua nhiều sương gió, so với Tô đê đời sau nhìn hình dáng cũng kém xa. Tô đê hiện tại thoạt nhìn không có được sự tinh xảo phức tạp như sau này.

[Lương Trần Mỹ Tịnh] Mộng Cổ Xuyên KimNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ