Chương 18

74 18 0
                                    


18: Đồng Thí

Nhị nguyệt hồ thủy thanh, gia gia xuân điểu minh. *

* Là một câu trong bài thơ, "Xuân Trung Hỉ Vương Cửu Tương Tầm/Vãn Xuân" của Mạnh Hạo Nhiên thời nhà Đường, người thuộc thế hệ đàn anh của Lý Bạch.

Toàn bài:

Nhị nguyệt hồ thủy thanh, gia gia xuân điểu minh.Lâm hoa tảo canh lạc, kính thảo đạp hoàn sinh.Tửu bạn lai tương mệnh, khai tôn cộng giải trình.Đương bôi dĩ nhập thủ, ca kĩ mạc đình thanh.<break>

Tạm dịch nghĩa: Tháng hai nước hồ trong suốt, nhà nhà xuân ý dạt dào, chim chóc vui vẻ hót vang.

Vừa mở cửa, khí lạnh bên ngoài đã nhanh chóng len lỏi vào. Tháng Hai ở Hành Dương, mùa đông thong thả lưu giá lạnh ở lại, trong không khí còn vương chút run người, khướt từ mọi cơ hội để người ta cảm giác bao nhiêu là vắng lặng. Song, lúc mới tiếp xúc lại có bấy nhiêu là hưng phấn, thật đúng như quan điểm nghệ thuật của Tô Thức, "Xuân phong lành lạnh quạt tỉnh men say." Trước cửa sổ, nhìn ra là mấy khóm trúc quen thuộc, chả biết búp măng từ bao giờ đã lặng lẽ nhú lên. Quả là "thanh minh một thước, cốc vũ một trượng (1)." Hai ngày không để ý, đám măng đã cao hơn vài phần. Hết thảy như tuyên bố mùa xuân đến rồi.

(1) Thanh minh một thước, cốc vũ một trượng: Thanh minh, Cốc vũ là chỉ hai tiết lạnh giá trong năm. Thanh minh theo lịch âm thường nhằm vào tháng Ba, cũng là tháng tảo mộ (như cụ Nguyễn Du từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Thanh minh trong tiết tháng Ba; Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh). Tuy nhiên, nếu tính theo dương lịch sẽ nhằm vào tháng Tư, thường là các ngày 4 hoặc 5 đầu tháng. Cốc vũ thì lại nhầm vào các ngày gần cuối tháng, khoảng ngày 19, 20 hay 21 của tháng Tư (tức là cùng tháng với tiết Thanh minh). Thời tiết ở tháng này thông thường sẽ có mưa rào và dông, đi kèm là một đợt không khí lạnh kéo dài. Tuy nhiên, giai đoạn đầu tháng (tức tiết Thanh minh), mưa thường không kéo dài và ít lạnh hơn so với cuối tháng (tức tiết Cốc vũ). Thanh minh một thước, Cốc vũ một trượng là một câu ngạn ngữ xưa dùng để nhắc nhở người dân cách đối phó với thời tiết trong tháng này, chú ý sự thay đổi của khí hậu để phòng ngừa cái lạnh, và phòng tránh những cơn mưa đột ngột lúc chuyển mùa. Trong đoạn trên, Tả Tịnh Viện  còn dùng câu ngạn ngữ với ý nghĩa, chỉ sự nhanh chóng của thời gian và sự thay đổi khác biệt của sự vật: Chỉ mới hôm qua còn bé chưa đến một thước, mà hai hôm sau đã cao gần bằng cây sào.

"Dậy mau!" Ngoài cửa có tiếng đập lớn.

Tả Tịnh Viện quay đầu, kinh ngạc nhìn Dương Tri Vũ vịn cửa thở dốc, cứ như đã chạy vội mấy nghìn dặm.

"Dương đại ca?" Tả Tịnh Viện  từ cửa sổ bước lại, cẩn thận pha cho y một chén trà, lo lắng hỏi, "Xảy ra chuyện gì, sao phải vội như vậy?"

"Hiền... Hiền... Đệ..." Dương Tri Vũ khoát tay, hít mạnh một hơi lấy lại sức, ngẩn đầu nhìn Tả Tịnh Viện  nói, "Ta... ta nghe phu tử nói đệ muốn tham gia đồng thí hả?"

"Dương đại ca là vì chuyện này? Tiểu đệ đúng là có ý định này. Năm nay đệ đã mười một tuổi, từ lúc ba tuổi học vỡ lòng đến nay đã tám năm, thiết nghĩ cũng nên tham gia thi thử cho biết."

[Lương Trần Mỹ Tịnh] Mộng Cổ Xuyên KimNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ