Chương 52 Quả Hồng

65 12 0
                                    

Xung quanh Vĩnh Định đều là vùng núi, cũng không bằng phẳng, thuộc loại đồi dốc, nếu học qua chút lịch sử sẽ biết. Đừng nhìn ở hiện đại là một khu duyên hải phát triển, cổ đại thì lại là một nơi nam man (1), là nơi sinh sống của bọn dân xảo quyệt ngu đần. Người dân ở đây không được khai hóa, kinh tế phát triển lạc hậu, tính nhân văn cũng kém.

(1) Nam man: man ở đây ý nói thô bạo, ngang ngược. Nam là chỉ những người dân phía nam. Phúc Kiến trước đây là đất của vương quốc Mân Việt, có bộ tộc bị coi là man di trong lịch sử Trung Quốc. Vương quốc này sau đó bị nước Nam Việt của Triệu Đà thôn tính, sau đó thành đất của Việt Nam từ năm 183 – 135 TCN. Sau bị nhà Hán xâm chiếm từ năm 110 TCN (tính luôn cả Việt Nam). Về sau phần đất này qua nhiều năm lịch sử, tranh chấp thì trở thành đất của Trung Quốc ngày nay. Nói cách khác, hai chữ nam man này của tác giả không chỉ nói về bộ tộc Mân Việt này mà còn phần nào ám chỉ người Việt cổ giai đoạn trước, thậm chí có lẽ là nói đến người Việt Nam bây giờ. Lời lẽ của đoạn này khá gay gắt và châm biếm, cho thấy tác giả có định kiến không mấy tốt đẹp (phần nhiều do ảnh hưởng của sử sách) về các dân tộc ở khu vực này.

Nếu đã quyết định sống tốt ở cổ đại, Tả Tịnh Viện cũng bắt đầu quan sát tỉ mỉ nơi này, thông qua hoàn cảnh tìm hiểu những đặc sản ở đây, rồi kết hợp với hiểu biết hiện đại để tìm phương thức phát triển, tiến hành khai phá.

Lũ lụt qua đi, chức Huyện thái gia của hắn cuối cùng cũng có quyền lợi sử dụng thủ hạ, nên hắn đã phái nha dịch đi khảo sát địa hình. Kỳ thực, cũng không biết được nhiều, vì đám nha dịch cũng là đến từ nhiều thôn khác nhau của Vĩnh Định thôi. Hắn đành bảo nha dịch miêu tả một chút về tình huống thôn mình, thôn dân trồng và thu hoạch gì, sau đó tổng kết lại rồi đưa ra kết luận.

Thông qua điều tra, hắn phát hiện, người dân ở đây phần lớn là trồng lúa nước, vì khí hậu mỗi năm chỉ có hai mùa. Nhưng hắn nhớ, trước kia khi học địa lý, phía nam có thể một năm có ba mùa. Tò mò, hắn thuận miệng hỏi một câu với người dưới, thì nhận được đáp án đúng là thế. Tùy thời gian, một năm có thể có ba mùa. Chỉ là mấy tháng kia là lễ mừng năm mới, bình thường đều bỏ hoang. Vì thời tiết lạnh lẽo, nên cho dù có gieo trồng cũng không thu hoạch được nhiều.

Trong đó, hắn còn phát hiện được một việc, ở huyện Vĩnh Định có rất nhiều cây hồng dại. Chỉ là, người dân đối với loại cây này không có ấn tượng tốt. Bởi, quả hồng nếu không được xử lý sẽ có vị cổ quái, chát chát sượng sượng, thành ra, dân làng không hứng thú với loại quả dại này. Hơn nữa, ở trong thôn từng có đứa trẻ, sau khi ăn hồng bị đau bụng, nôn mửa liên tục. Từ đó, dân làng đối với thứ quả này càng làm ngơ.

Tả Tịnh Viện biết, mọi người chắc đã hiểu lầm. Lúc ở hiện đại, hắn đã từng thấy qua, hồng có thể ngâm rượu, làm dấm, chế biến thành mứt hồng khô, làm bột phấn, làm thành hồng ép khô, hồng trà, hồng ướp lạnh, vân vân. Như vậy, xem ra hồng có thể được sử dụng rất nhiều cách. Còn về việc đứa trẻ trong thôn, vì sao ăn hồng dại lại nôn mửa, đi tiêu chảy, có thể là do ăn phải thức ăn gì đó tương khắc với loại quả này chăng?

[Lương Trần Mỹ Tịnh] Mộng Cổ Xuyên KimNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ