Chương 14

72 19 0
                                    

14: Sơn Phu tử

* Sơn phu tử: Nguyên tác là Sơn Trưởng lão. Từ phu tử là được đổi lại cho hợp với bối cảnh của truyện.

Ngày thứ hai.

Hai từ giản dị trang nhã chính là dùng để mô tả kiểu phòng mà một chút đồ dùng cũng không có này. Đối diện cửa treo một bức tranh có chín mươi chín đoá hoa mai, phía trên bàn trà là bức Thanh Bình Nhạc (1), bên trên còn viết "Chiết đắc sơ mai hương mãn tụ, ảm hỉ xuân hồng y cựu (2)." Ba mặt vách tường có treo các tác phẩm xuất sắc của các danh nhân qua các triều đại. Bức tường bên phải trưng bày là giá sách, bên trên còn chất ngổn ngang sách các loại. Căn phòng nhỏ mà vô cùng đơn giản, bày trước mặt là bàn học và hai chiếc ghế tựa, đơn sơ đến cực điểm. Thoạt nhìn có vẻ như chủ nhân của căn phòng này rất keo kiệt, thế nhưng trên bàn lại để một cái nghiên mực rất đắt tiền, là nghiên mực Đoan Khê (3), đá viên là tử thạch, chính là loại đá mực cao cấp. Có khả năng chọn nghiên mực quý báu như vậy, từ xưa cũng chỉ có người tài giỏi, như trong Văn phòng tứ phổ – Nghiễn Phổ (4) của Tô Dịch Giản có ghi, "Viên thạch thanh màu tím của học giả, dùng làm nghiên mực, có giá nghìn vàng." Ở đây mà có thể tìm thấy một nghiên mực như thế này thì chứng tỏ quý giá bao nhiêu, đó là chưa nói bốn vách tường còn có lưu trữ sách của danh nhân mà không còn xuất bản nữa.

(1) Thanh Bình Nhạc: hay Thanh Bình Nhạc – Thôn Cư là từ khúc (lời văn như lời hát) do Tân Khí Tật của nhà Nam Tống sáng tác. Lời ca miêu tả cuộc sống nông thôn của một gia đình có năm nhân khẩu, cùng cách sinh hoạt của họ. Cuộc sống của nhân vật trong tác phẩm từ già đến trẻ đều được tác giả miêu tả một cách sinh động, vui tươi, như chính cái cuộc sống nông thôn bình lặng mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.
(2) Chiết đắc sơ mai hương mãn tụ, ảm hỉ xuân hồng y cựu: câu thơ được đề trong bức Thanh bình nhạc của Tân Khí tật. Tạm dịch: Chiết (bẻ) một nhành mai, giấu vào tay áo, thầm vui vẻ vì mùa xuân vẫn vẹn nguyên.
(3) Nghiên mực Đoan Khê: một loại nghiên mực nổi tiếng, sản xuất ở vùng Đoan Khê, huyện Cao Yếu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
(4) Văn phòng tứ phổ – Nghiễn Phổ: Là tập sách được nhà xuất bản Trung Hoa phát hành năm 2011, của tác giả Tô Dịch Giản. Sách ghi chép về lịch sử báo chí Trung quốc, trong đó có đoạn trình bày và phân tích về xuất xứ và cách chế tạo các loại nghiên mực thời xưa.

Lúc này, chủ nhân của căn phòng đang ngồi trên một trong hai chiếc ghế tựa kia, toàn thân mặc một chiếc áo bào màu xanh, nhìn có vẻ đã cũ kỹ, bạc màu vì giặt quá nhiều, trên đầu cài một cây trâm gỗ dùng để vấn ngược mái tóc dài hoa râm. Người nọ cử chỉ nhàn nhã, khí chất thanh tao, khiến người khác nhìn qua sẽ không cảm thấy y là một người nghèo kiệt cổ hủ, mà ngược lại còn có chút phong vị nho nhã.

"Con là tôn tử của Kính Chi huynh?" Sơn phu tử đặt bức thư trên tay xuống, nhìn về phía Tả Tịnh Viện, ánh mắt kỹ lưỡng xem xét từ trên xuống dưới để đánh giá nó.

Tả Tịnh Viện đoán "Kính Chi" này hẳn là tên tự của Tá lão thái gia, để mặc đối phương tùy ý đánh giá, nó thì đứng lù lù bất động, sau đó làm điệu bộ cong lưng đáp, "Tục danh của tổ phụ, vãn bối không dám mạo phạm!"

"Tổ phụ con gần đây có khỏe không?"

"Tổ phụ thân thể khỏe mạnh, lão gia nhân cũng rất nhớ mong Sơn phu tử, trước đó còn dặn dò vãn bối đến vấn an ngài, còn nói nếu có cơ hội muốn cùng ngài uống rượu hàn huyên, suốt đêm đàm đạo."

[Lương Trần Mỹ Tịnh] Mộng Cổ Xuyên KimNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ