Chương 4

141 20 0
                                    

4: Vỡ Lòng

Từ ngày hôm đó đã qua đi vài ngày nhưn Tả Tịnh Viện vẫn không thể phân biệt được liệu đây là lịch sử giả tưởng hay đúng là lịch sử. Nếu đúng như lời lão cha Tri phủ nói thì hiện tại là triều đại nhà Tống, hơn nữa Hoàng đế mang họ Triệu thì hẳn là Tống triều trong lịch sử. Song, Thiên Khải lại là niên hiệu của vua nhà Minh. Theo trí nhớ của nó, triều đại nhà Tống hình như không có vị hoàng đế nào niên hiệu Thiên Khải, chả lẽ trí nhớ nó lại kém đến thế? Dù thế nào đi nữa thì nó cũng đã thông suốt, mặc kệ là lịch sử giả tưởng hay lịch sử, là triều đại nhà Tống hay nhà Minh, với nó mà nói cũng không có gì khác nhau, không biết cũng tốt, khỏi phải nói gì đó sai để rồi dẫn đến họa sát thân.

Hôm nay, Tả Tịnh Viện như thường lệ, ở thư phòng tiếp tục sự nghiệp tập viết vĩ đại của nó. Thực ra có thực hành mới biết, bút lông, bút máy gì đó đều có sự tương hỗ lẫn nhau, chỉ cần có thói quen cầm viết và lực tay cùng tư thế di chuyển ngòi bút thì tập viết chữ bằng bút lông cũng không khó như tưởng tượng. Vì thế, chữ bây giờ của nó đã tiến bộ đáng kể nếu không nói ra cực kỳ tiến bộ. Lão cha Tri phủ rất hiếm khi cũng khen ngợi nó vài lần.

Chẳng qua có thể vì chữ viết ở kiếp trước đã định hình sẵn nên khi viết bút lông, chữ có lúc cũng theo lối mòn cũ, khiến lão cha không hài lòng. Ông tìm chữ viết của nhà thư pháp tên là Tô Thức (1) bắt nó luyện theo. Đây là lần đầu tiên Tả Tịnh Viện trực tiếp tiếp xúc với người thật vật thật trong lịch sử ở thời đại này. Lúc cầm được bức thư pháp của người này trên tay, nó xúc động khỏi phải nói, ngay lập tức, trong đầu chỉ có một suy nghĩ duy nhất là: Mẹ ơi, đây thật sự là triều đại nhà Tống đó!

(1) Tô Thức (1037-1101): tên thật là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ bậc nhất triều đại nhà Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống. Bài văn của ông khiến vua Tống Thần Tông đọc đến mức quên cả gắp thức ăn. Thư pháp của Tô Đông Pha được liệt vào hàng nổi tiếng và có giá trị bậc nhất của Trung Quốc. Ông còn được mệnh danh là Thiên cổ để nhất nhân văn, hay văn sĩ bậc nhất thời cổ đại. Xem thêm Wikipedia.

Nói luôn là, lúc đó lão cha Tri phủ cầm thư pháp của bốn người Thái Tương (2), Vương An Thạch (3),Tá Thức, Hoàng Đình Kiên (4) để cho nó chọn. Tả Tịnh Viện  không chút suy nghĩ liền chọn thư pháp của Tô Thức. Người đời sau không phải gọi Tô Thức là Thiên cổ đệ nhất nhân văn sao? Thơ từ văn chương và tranh chữ quả thật đều toàn tài. Trước đây Tả Tịnh Viện sùng bái ông cũng vì điểm này. Bây giờ, khó mà có cơ hội để chiêm ngưỡng bút tích của thần tượng, tự nhiên sẽ không bỏ qua. Chỉ là lúc nó chọn Tô Thức, lão cha Tri phủ hình như không hài lòng, muốn nó chọn lại, hoặc là Vương An Thạch, hoặc là Thái Tương.

(2) Thái Tương (1012-1067): là nhà thư pháp, nhà chính trị và học giả trà đạo nổi tiếng của Trung Quốc thời đại Bắc Tống. Thái Tương đỗ Tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ 8 (1030), làm quan đến chức Hàn lâm Học sĩ. Ông là một trong Tống Tứ Gia về thư pháp nổi tiếng với tác phẩm Thái Trung Huệ Công Toàn tập còn lưu truyền đến tận ngày nay. Xem thêm Wikipedia.

(3) Vương An Thạch (1021-1086): là nhà thơ, nhà kinh tế, nhà chính trị cũng là một trong những Tể tướng của triều đại nhà Tống. Ông cũng được xem là một trong Bát đại gia về thơ phú, văn chương thời đại này. Thư pháp của Vương An Thạch cũng được xếp vào loại bậc nhất ở Trung Quốc cho đến bây giờ. Xem thêm Wikipedia.

[Lương Trần Mỹ Tịnh] Mộng Cổ Xuyên KimNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ