Từ đầu năm đến nay, tình hình COVID-19 có dấu hiệu gia tăng và số ca dương tính xảy ra trên phạm vi cả nước cứ thi thoảng lại được thông báo. Để phòng ngừa virus lây lan khi mà nhu cầu đi lại đạt đến đỉnh điểm, người dân được khuyến cáo ăn Tết ngay tại nơi đang sống, cố gắng đừng về quê nhằm tránh tình trạng một làn sóng dịch mới xuất hiện.
Lạp Lệ Sa xách bọc lớn bọc nhỏ ra tàu điện ngầm, lên đường về thăm cha mẹ. Cô đã chuẩn bị tâm lý cùng Giang Ngữ Minh đón giao thừa ngay tại nhà của mình, nhưng về nguyên tắc thì vẫn nên tranh thủ tạt về nhà cha mẹ đẻ một chuyến trước Tết.
Người xưa dạy thế nào ấy nhỉ? Trên đời này cha mẹ nào mà chẳng thương con.
Càng nghiên cứu sâu về tâm lý học, càng thấy những câu châm ngôn kiểu này bốc mùi. Chủ nhân những câu châm ngôn ấy chỉ đứng từ góc độ người phát biểu, không đại diện cho những cá nhân có cuộc sống gia đình như ngục tù. Những lời này thốt ra từ chính miệng của Giang Ngữ Minh, vô tình dẫn Lạp Lệ Sa đến "Hội những người bị cha mẹ bạo hành" đã biến mất từ lâu trên douban.
Là một người mẹ, Lạp Lệ Sa cảm thấy câu này khá khó nghe.
Không thể phủ nhận rằng, mặc dù có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình trưởng thành của con người, nhưng nỗi đau đến từ gia đình luôn mang lại nhiều tổn thương hơn cả. Nhiều người đã dành cả đời để đấu tranh với gia đình, ngay cả khi nhận thức được gốc rễ của vấn đề có liên quan đến cha mẹ thì cũng không dễ dàng tìm ra hướng giải quyết. Chưa bàn đến áp lực từ bên ngoài, tận sâu trong thâm tâm, chúng ta vẫn sẽ ôm ảo tưởng hoặc tự phủ nhận, đồng thời luôn nhủ với bản thân rằng: Dù gì đó cũng là cha mẹ mình.
Bước vào nhà cha mẹ, cái mùi hủ bại ghê tởm chưa gì đã ập vào mặt khiến Lạp Lệ Sa lợm giọng. Không biết có phải vì đã lâu chưa về nhà mẹ đẻ nên chưa quen hay không, thế nên Lạp Lệ Sa phải đứng ở cửa một lúc lâu mới bớt cảm giác buồn nôn. Lúc này cô mới biết cái mùi khó chịu ấy đến từ hai nguyên nhân, một phần là vì lạnh, trong nhà ít mở cửa sổ nên thiếu đối lưu, hai là do chịu áp lực tâm lý.
Nói theo cách của Giang Ngữ Minh, mỗi lần về nhà ông bà ngoại không khác gì đặt chân vào từ đường. Thằng bé bảo nó thấy mình không giống cháu ngoại mà giống con dâu mới ra mắt gia đình chồng, lúc nào cũng phải chú ý giữ gìn khuôn phép từng tí một. Lúc mới nghe câu này hôm Tết dương, Lạp Lệ Sa không biết nên cảm thán rằng trí tưởng tượng của con trai mình quá phong phú hay quá lập dị. Nào dè chỉ một tháng sau, khi quay về nhà thêm lần nữa, cô lại có cùng cảm giác với Giang Ngữ Minh.
Lạp Lệ Sa về tới nhà lúc hai giờ chiều, hai cụ vừa ngủ trưa xong, đang đi đi lại lại chầm chậm trong phòng và cười nói nhẹ nhàng thoải mái với nhau, trông thấy Lạp Lệ Sa đến biếu đồ, cha mẹ cô vội vàng nghiêm mặt lại.
Lạp Lệ Sa âm thầm thở dài, ngay cả đứa con trai bất hiếu cờ bạc đến tán gia bại sản nhà bên cạnh cũng không bị đối xử thế này.
Dẫu biết sẽ bị đối xử lạnh nhạt, Lạp Lệ Sa vẫn vô thức cảm thấy thất vọng và buồn bã, tuy vậy, cô vẫn lễ phép nói: "Cha, mẹ. Con nhớ cha mẹ uống hết vitamin và glucosamine rồi nên con mang thêm một ít về".
BẠN ĐANG ĐỌC
(Lichaeng ver) BÀN LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TỐT NHẤT TRỪNG TRỊ NGƯỜI YÊU CŨ TRĂNG HOA
FanfictionTác giả: Thảo Tửu Đích Khiếu Hoa Tử Thể loại: Bách Hợp Nguồn: Văn án: Bị bạn trai cắm sừng thì phải làm sao bây giờ? Oan có đầu nợ có chủ, tất cả chỉ tại mẹ của tên khốn kiếp này dạy dỗ hắn chẳng ra gì. Con dại cái mang, nợ tình trả tình là lẽ đời h...