6.1 Làng

21 4 0
                                    

"...Về nguồn gốc của Ánh Sáng Nguyên Thủy, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả thuyết. Trong đó, giả thuyết nhận được nhiều sự đồng tình nhất cho rằng, Ánh Sáng Nguyên Thủy xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc, tức khoảng từ năm 2879 trước Công Nguyên (TCN) tới năm 258 TCN.

[...] Cuốn Đại Việt Sử Lược của sử gia Trần Phổ, bản hiệu đính lưu hành trong các Mảnh Sáng viết: 'Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN), ở Cổ Loa có sinh ra thứ ánh sáng lạ, rải khắp đất trời. Ở bộ Gia Ninh có người dùng ánh sáng đó áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác...'

Các Mảnh Sáng đầu tiên dưới hình thức xã hội khép kín, chỉ chính thức hình thành dưới thời vua An Dương Vương (khoảng năm 257 TCN đến 208 TCN).

Cuốn Đại Việt Thiên Sử chép: '... Ất Tỵ, năm thứ Hai (258 TCN), vua thấy trong nước có nhiều tộc người man di biết phép lạ, có thể hô phong hoán vũ, muốn mang về trọng dụng. Thủ lĩnh tộc man di ở Bắc Phong Châu có ý muốn lập tộc riêng, không can dự tới việc nước. Vua đem quân đi dẹp loạn mấy lần, nhưng đều thất bại.

Bấy giờ Thục Vương đắp thành ở Việt Thường, [...] gọi là Loa Thành [...] Thành này cứ đắp xong lại sụt, vua lấy làm lo, mới trai giới khấn trời đất và thần kỳ núi sông, rồi khởi công đắp lại.

Bính Ngọ, năm thứ Ba (259 TCN) Mùa xuân, tháng 3, tộc trưởng tộc người man di ở Bắc Phong Châu đến tâu vua xin giúp đắp thành. Vua đồng ý không đem quân chinh phạt nữa. Bấy giờ mới mang theo Rùa Vàng khổng lồ cùng vua đi diệt yêu nghiệt trong núi Thất Diệu. Yêu nghiệt chết, vua đem xác đi hỏa táng, rải tro cốt xuống sông. Từ đó yêu khí mất hẳn, thành đắp không quá nửa tháng là xong. Vua giữ lời cho các tộc người man di lập tộc riêng, nhưng phải hứa không dùng phép lạ hại nước...'

Tới năm Mậu Thìn 968, sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân, có thương thảo với các bộ tộc lớn sử dụng phép lạ thời bấy giờ, phân chia ranh giới địa lý rõ rệt giữa các vùng đất có chứa ánh sáng, gọi là Quang Châu (nay gọi là ''Mảnh Sáng'), và các vùng đất không chứa ánh sáng, gọi là Vĩnh Châu (nay gọi là 'Mảnh Gương')..."

- trích 'Lũng Mây Sử Lược' của Hoàng Lý Diệu Ngân, 1969, tái bản lần thứ 15-

***

Chiều hôm đó, Tùng Linh dẫn cả Đăng Minh và Hạnh 'vào làng'.

Chỉ vừa mới có một ngày trước đó, hai chữ 'vào làng' còn khiến Đăng Minh ngán ngẩm, thậm chí là gắt gỏng với Hạnh và Cháng. Ấy vậy mà giờ nó lại vô cùng hào hứng. Nó cảm thấy mình như Alice lạc vào xứ sở diệu kì, háo hức chờ đón tất cả những điều kỳ ảo khó tin sắp xảy ra ngay trước mắt.

Những thứ mà trước nay nó vốn chỉ nhìn thấy trên phim ảnh.

Khu trung tâm của Lũng Mây nằm ở phía bên kia quả đồi Đá Biếc. Đi qua hành lang dài dằng dặc nối từ nhà khách tới cổng chính của Đe Lửa mới thực sự vào đến làng.

Quầy lễ tân của Đe Lửa, khác với phong cách 'hầm trú ẩn' của khu nhà trong núi, nằm trong một sảnh lớn vô cùng khang trang. Trần nhà cao tới chục mét, rộng cả trăm mét, toàn bộ được ốp gỗ đen láng, xung quanh treo những tấm rèm tre lớn với nhiều hình vẽ tinh xảo. Trướng thêu bằng nhiễu đỏ, chỉ vàng. Sàn nhà lát gỗ đã lên nước nâu bóng, sáng loáng, âm vang từng bước chân. Đứng trực sau chiếc bàn đá dài chục mét cao ngang hông là hơn chục nhân viên lễ tân với đồng phục là chiếc khăn choàng nửa người màu đỏ mận, trên ngực trái có thêu hình một con chim lửa. Giống hệt chiếc áo Tùng Linh mặc vào hôm đầu tiên gặp tụi nó. Nhìn thấy bọn trẻ bước ra, một chị lễ tân với mái tóc dài búi gọn cúi đầu mỉm cười: "Chúc quý khách một ngày vui vẻ."

Thung Lũng Trong Mây [Full]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ