Chương 110: Tiền Thái tử Lý Tốn

11.3K 817 21
                                    

Tiền Thái tử Lý Tốn, từ nhỏ thông tuệ hơn người, ba tuổi học văn, năm tuổi học võ, sáu tuổi được lập thành thái tử, mười hai tuổi vào triều tham chính, cho đến hai mươi tuổi, ngọc thụ như lan, trời quang trăng sáng, có thể vì thiên hạ, là người thành tông hoàng đế hướng cho kế vị.

Hai mươi sáu năm trước, phía Nam mưa lớn cả tháng, lũ lụt đột phát, Thành Tông hoàng đế vì muốn rèn luyện Thái tử, cũng vì động viên nạn dân, phái tiền Thái tử đi phía Nam trị thủy. Không nghĩ rằng trong quá trình trị thủy bạo phát ôn dịch, Thái tử bất hạnh nhiễm bệnh, còn chưa trở lại kinh thành đã buông tay nhân gian.

Lúc đó Thái tử phi sắp lâm bồn, sau khi nghe tin dữ kinh động đẻ non, thời điểm sinh nở tỳ nữ hầu cận không cẩn thận làm đổ chân nến, Đông cung bỗ cháy, Thái tử phi và thai nhi trong bụng cùng nhau chết trong biển lửa.

Chuyện xảy ra đột ngột, một nhà ba người Thái tử trước sau xảy ra chuyện, Thành Tông hoàng đế bị đả kích lớn, thiếu chút nữa bệnh không dậy nổi. Sau đó thật vất vả cứu người trở về, thân thể cũng không khỏe bằng lúc trước. Vì không muốn kích thích Thành Tông hoàng đế, sau đó triều thần đều cố ý tránh né không đề cập tới chuyện một nhà Tiền Thái tử. Vậy nên qua nhiều năm như vậy, rất nhiều người chỉ biết hoàng đế Hiển Tông, không hề biết trước Hiển Tông hoàng đế còn có một tiền Thái tử tráng niên mất sớm.

Nhưng hôm nay lật lại bản án Triệu gia, cũng lật luôn ra câu chuyện của tiền Thái tử.

Án Triệu thị mưu phản do Đại Lý tự phúc thẩm, Đại Lý tự sau nhiều lần kiểm chứng, xác nhận tội danh năm đó Triệu gia mưu nghịch vội vàng, thậm chí ngay cả tấu sớ nhận tội cũng không có, chứng cứ không đủ, chính là một vụ án oan.

Thời điểm Lý Tung hạ lệnh dán bố cáo, thay Triệu gia sửa lại án sai bỗng nhiên có một lão thái giám gõ trống kêu oan, kiện cáo tiên đế Lý Càn hạ độc giết chết huynh trưởng, giết oan trung thần, lên ngôi bất chính.

Vụ án mưu nghịch của Triệu gia là án đầu tiên do tiên hoàng làm chủ tọa, bây giờ phúc thẩm án sai Triệu gia, trên phố vẫn còn người đang bàn luận việc, nhưng không ai dám nói tiên hoàng xử sai án, giết oan trung thần. Mà lão thái giám tự xưng là nội thị của Tiên đế lại dám tới trước cửa cung mắng chửi Tiên đế, liệt kê từng tội trạng của hắn, minh oan cho tiền Thái tử.

Thời điểm Lý Tung biết được tin tức phái người tới đó, lão thái giám kia đã không còn sức kêu gào, chỉ dập đầu mạnh ba cái về phía Đông, máu nhuộm gạch xanh, lớn tiếng nói "Lần đi  này khoảng chừng không còn đường sống, những năm qua tham sống sợ chết cũng vì muốn oan khuất của điện hạ được phơi bày trước thiên hạ, lão nô thân nhỏ, mệnh như rơm rác, không thể giải oan cho điện hạ giải oan, không bằng theo điện đi xuống dưới, tiếp tục đầu thai làm kẻ hầu hạ người."

Dứt lời, bỗng nhiên tránh ra sự kiềm chế của Thần Sách quân, móc ra một cây chủy thủ xẹt qua cổ.

Máu tươi từ cổ họng phun ra, nhiễm đỏ bậc cẩm thạch, đỏ tươi chói mắt.

Lúc ấy có không ít bách tính nghe nói có người gõ trống kêu oan, đều tới xem trò vui, chẳng ai nghĩ tới sẽ gặp được cảnh tượng thê thảm như vậy.

Thi thể lão thái giám ngã dưới bậc thang, hai mắt trợn tròn, chết không nhắm mắt, rõ ràng là lấy cái chết thể hiện ý chí.

Bí ẩn cung cấm vốn luôn khiến người ta chú ý, huống chi còn liên quan tới việc tiến đế đoạt vị. Sau khi dính tới một mạng người, việc này lập tức lan truyền trên phố, thậm chí không ít người cảm thấy tiên đế lên ngôi bất chính.

Thành Tông hoàng đế sống thọ, tiên đế tại vị mới chỉ năm năm, nhưng xa hoa dâm dật, lãng phí vô độ, cơ hồ móc rỗng quốc khố. Vậy nên thanh danh tiên đế cũng không tốt.

Sau khi lão thái giám lấy cái chết minh oan, đại bộ phận người đều tin vào lời giải thích của lão thái giám kia.

Từng chuyện liên quan tới Tiền Thái tử bị lật lại, không ít thư sinh sáng tác thơ từ văn chương ca ngợi công đức oai hùng, thậm chí còn có nhân sĩ cấp tiến viết một quyển tấu, đưa tới Hình bộ, thậm chí Đại Lý tự, yêu cầu chân tướng để tiền Thái tử có thể ngủ yên.

Mà vào lúc này, thanh danh tiên đế Lý Càn cũng rơi xuống đáy vực. Thơ từ văn chương trào phúng hắn nhiều không kể xiết, thậm chí có người còn ám chỉ kim thượng đăng cơ giống như tiên đế, là thượng bất chính hạ tắc loạn, lên ngôi bất chính.

Lại có người đưa ra bằng chứng việc lên ngôi bất chính—— trời phạt.

Tuyết lớn trăm năm hiếm có, chính là trời cao trừng phạt.

"Là Hàn Thiền ở sau lưng thêm dầu vào lửa, lão thái giám kia chắc cũng do hắn an bài?" Diệp Vân Đình vuốt ve bức thư. Thời cơ chọn lựa vừa vặn nên tình thế phát triển cấp tốc, nói không có người ở sau lưng thêm dầu vào lửa, y không tin.

Phúc thẩm án oan Triệu gia là chủ ý của Hàn thiền, hắn vì Triệu gia xử lại án sai là cớ che mắt, kì thực là dựa vào án oan Triệu gia để đẩy ra cái chết oan của Tiền thái tử.

"Trừ hắn ra cũng không còn ai khác." Lý Phượng Kỳ sắc mặt không rõ, gõ nhẹ tay lên phong thư: "Chỉ có điều Lý Tung ngược lại cũng không quá mức ngu xuẩn, Tiêu Tác nói khi hắn đang âm thầm tra xét, phát hiện còn có một đám người khác cũng đang điều tra chuyện của tiền Thái tử, trong đó có liên quan tới thân phận của Hàn Thiền."

Hắn hoài nghi những người kia là nhân thủ của Lý Tung.

Bây giờ lời đồn tiên đế lên ngôi bất chính rất nhiều, Lý Tung lúc đầu còn muốn giết người diệt khẩu, nhưng sau khi Đại Lý tự bắt được một nhóm người, không thể khiến kinh sợ bách tính, trái lại khơi dậy tức giận càng to lớn hơn. Thậm chí có không ít nhân sĩ không biết sợ noi theo lão thái giám kia tự sát trước cửa cung, trước khi chết còn bi thống kêu lên "Kẻ ác cướp đoạt chính quyền, trung lương chịu chết", khiến tin đồn càng lan rộng. Ngay cả quân khởi nghĩa ở các châu phủ cũng lấy danh nghĩ "Tu chỉnh đế vị", muốn giải oan cho tiền Thái tử Lý Tốn.

Lý Tung lúc này không thể không bỏ qua chuyện bắt người.

Nhưng như vậy cũng không thể dẹp loạn tình thế, trong thư Tiêu tác có nhắc, bây giờ trên triều đình còn có người đề nghị, không bằng tra rõ chuyện tiền Thái tử, minh bạch "chân tướng", dẹp loạn kêu ca.

[Edit Hoàn/ Đam Mỹ] Xung Hỉ (Trọng Sinh)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ