Chương 146: Phiên ngoại một

14.8K 722 134
                                    

Hai nước thông gia, thiên tử đại hôn, cả thiên hạ chúc mừng.

Cử hành điển lễ đại hôn ở Tuy Dương xong, hai người trở về kinh thành.

Cùng ‌tháng đó, hai người ban thánh chỉ, tuyên bố từ đó về sau, Bắc Chiêu và Nam Việt kết minh, không phân ‌ngươi ta. Đồng thời, thay đổi quốc hiệu thành Chiêu Việt, niên hiệu Thiên Phù.

Sau này cũng sẽ không còn Bắc Chiêu đế và Nam Việt vương, mà chỉ có Nam Đế và Bắc Đế, song đế cùng ‌tôn. Tôn Hạ thái hậu làm Đoan Kính Mẫu hậu Hoàng thái hậu, cùng Thẩm Thái hậu xưng là Đông, Tây Cung Thái Hậu. Truy phong Vương phu nhân quá cố thành Thánh Mẫu Hoàng thái hậu; sau khi phúc thẩm lại án oan Hạ gia, cả nhà Hạ gia được rửa sạch oan khuất, khôi phục vinh quang ngày xưa.

Trên sử sách hậu thế có ghi chép, đây là "Song đế cùng trị vì, khai thiên lập địa, thái bình thịnh trị".

*

Thiên Phù năm thứ hai, Tuy Dương.

Sau khi định ra Tuy Dương làm kinh đô thứ hai, hàng năm vào mùa đông xuân sẽ xử lý triều chính ở đây; đến hạ mùa thu thì quay lại kinh thành.

Hành cung Tuy Dương trải qua vài lần tu sửa, quy mô đã sánh ngang với hoàng cung trong kinh thành. Trước đó thế gia và quan viên Nam Việt vì thuận tiện thương nghị chính sự, cũng vì muốn bộc lộ tài năng trước mặt tân đế đã lần lượt xây dựng dinh thự ở Tuy Dương, phần lớn mọi người đều chuyển đến đây.

Còn quốc nội của Nam Việt như Lý Phượng Kỳ lúc trước cam kết, liên tục mở ra mấy cửa khẩu thương mại và bến tàu, không chỉ thiết lập trên biên giới hai nước, mà còn thiết lập ở biên giới Nam Việt và các nước hải ngoại, thuận tiện cho việc mậu dịch trên biển.

Trước đó tuy quốc nội Nam Việt sản vật dồi dào, nhưng quốc thổ nhỏ hẹp, nhân khẩu không nhiều. Mặc dù thường mậu dịch với nước ngoài, nhưng không có thợ thủ công giỏi chế tạo thuyền lớn, cũng không có vũ khí uy lực lớn hộ tống. Nhưng sau khi hai nước kết minh, hai nước không phân ngươi ta, bách tính đều dùng giấy thông hành giống nhau, giao nộp thuế má giống nhau, cùng hưởng các chính sách có lợi. Những biện pháp như vậy đã khuyến khích bách tính qua lại, hoặc là thương nhân Bắc Chiêu mang đội buôn tới phát triển tại Nam Việt, hoặc là bách tính Nam Việt tới định cư ở Bắc Chiêu, thậm chí còn khai hoang ở Đông Di.

Mà Diệp Vân Đình phát bố cáo rộng khắp, chiêu nạp người tài, tập hợp được rất nhiều thợ thủ công từ dân gian, liên hợp với thợ thủ công trong Công bộ, bắt đầu nghiên cứu chế tạo hải thuyền* và vũ khí có uy lực lớn để đội tàu có thể đi được xa hơn và mang theo nhiều hàng hoá hơn.

*thuyền đi biển

Vô số thợ thủ công hao phí hơn bốn tháng mới tạo ra được một chiếc hải thuyền to lớn và bền chắc gấp hai, ba lần kiểu thuyền cũ.

Trước khi hồi kinh thành, Diệp Vân Đình và Lý Phượng Kỳ cùng đến bến cảng xem hải thuyền kiểu mới.

Hải thuyền mới hoàn thành xong neo đậu bên bến cảng, không ít bách tính nghe tin đến xem, còn có người kinh ngạc hút vào mấy ngụm khí. Hai người lần đầu tiên nhìn thấy thành quả này, mặc dù không có biểu hiện thất thố quá mức, nhưng cũng khó nén nổi kinh ngạc.

[Edit Hoàn/ Đam Mỹ] Xung Hỉ (Trọng Sinh)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ