TRỞ VỀ VỚI DÁNG VẺ CHÂN THẬT NHẤT
◎ Tác giả: Vương NguyênNếu như để giới thiệu một bộ phim để chúng ta có thể rúc vào trong ổ chăn ấm áp để xem trong mùa đông này, thì tôi nhất định sẽ không chút do dự mà lựa chọn bộ phim được chiếu từ năm 2015 "Cô Bé Heidi".
Câu chuyện được cải biên từ cuốn tiểu thuyết "Heidi" của tác giả người Thụy Sĩ Johanna Spyri. Cô bé Heidi từ nhỏ mồ côi cha mẹ, sống cùng với người dì của mình, sau này người dì tìm được công việc mới, liền đưa cô bé đến với người ông nội sống ở dãy núi Alps. Ông nội là một người có tình cách rất kỳ quặc, ban đầu ông không hề tiếp nhận sự xuất hiện của cô bé. May sao, nhờ vào sự ngây thơ lương thiện của mình, dần dần ông nội của có ấn tượng tốt với Heidi. Từ đó hai ông cháu bắt đầu một cuộc sống giản dị và tốt đẹp ở vùng quê miền núi. Nhưng mà, cuộc sống bình yên đó lại bị phá vỡ bởi sự xuất hiện lần nữa của người dì, dì đưa Heidi đến một gia đình giàu có ở Frankfurt, để làm bạn chơi cùng với tiểu thư nhà giàu bị tật ở chân tên là Clara. Từ đó, Heidi vốn đã quen với cuộc sống gắn liền với đại tự nhiên đột nhiên phải bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn khác.
Nội dung của cả bộ phim vô cùng đơn giản, không cố ý sáng tạo ra quá nhiều sự mâu thuẫn, cho dù là khoảng cách tuổi tác giữa ông nội và Heidi, thân phận và hoàn cảnh sống hoàn toàn bất đồng của Heidi và Clara, hay là sự đối lập giữa tự nhiên và thành thị... Trong những điều khác biệt này, giữa bất đồng và đối lập, từng nhân vật được thể hiện một cách lập thể và mới mẻ. Điểm khiến cho bộ phim làm cảm động lòng người chính là những cảnh quay thể hiện một cách "chân thật" cuộc sống giản dị ở trước ống kính, cho dù là cảnh sắc của dãy núi Alps hay là gương mặt ngây thơ đơn thuần của những đứa trẻ, đều để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người xem.
Sau khi đến Frankfurt, Heidi nhớ ông nội và khao khát được trở lại dãy núi Alps. Nhưng đồng đời, cô bé cũng được khai sáng tình thân ở tài nhà Clara, tìm được ước mơ "viết truyện" của mình, cho dù ước mơ đó sau này bị các bạn học trong trấn cười nhạo. Còn Tiểu thư Clara sau khi mẹ mất luôn sống trong sự cô đơn, không chỉ gặt hái được một người bạn thân mà còn gặt hái được hai sự hồi phục về thể xác và tâm hồn trong quãng thời gian đi đến dãy Alps "nghỉ hè".
Chúng ta buộc phải thừa nhận, hạnh phúc có rất nhiều dáng vẻ, cuộc sống không phải lúc nào cũng tồi tệ, nhìn những cảnh ngộ tưởng chừng như rất khó khăn khốn đốn, nói không chừng vẫn đang ấp ủ một hạt giống của niềm hy vọng ở bên trong. Nhìn cuộc sống qua đôi mắt của những đứa trẻ, nơi không có nỗi đau nào đổ xuống, thì núi sông, ruộng cỏ, bầy dê chính là nơi tận cùng của thế giới. Ông nội của Heidi và bà của Clara, năm tháng đã khiến cho mái họ tóc bạc màu, đồng thời cũng mang lại cho họ trí tuệ không cùng tận, đồng thời cũng khiến họ tìm thấy được niềm vui thật sự.
Nhớ lại sự trưởng thành và niềm hy vọng của chính mình, cũng giống như những gì được thể hiện trong bộ phim, tuổi thơ và tuổi già đều được quy về với tự nhiên: một là tìm ra mối liên hệ giữa bản thân và thế giới, tìm hiểu tại sao mình được sinh ra và chết rồi phải đi về đâu; hai là nhìn thật rõ sự tiếp nối của cuộc sống, lựa chọn câu chuyện để viết tiếp vào chương sau của cuộc đời, trở về với tâm hồn thuở sơ khai.
BẠN ĐANG ĐỌC
Thư Nhà Của Vương Nguyên
Короткий рассказ◎ Tác giả: Vương Nguyên (ca sĩ, diễn viên, đại sứ UNICEF) ◎ Các bài viết được dịch từ Chuyên mục Vương Nguyên nói trong tạp chí Nhân vật toàn cầu. ◎ Tất cả tiền nhuận bút của tác giả Vương Nguyên đều được gửi vào Yuan Fund để làm từ thiện.