TRỞ THÀNH MỘT BẢN THÂN MÀ CHÍNH MÌNH HẰNG MONG ƯỚC
◎Tác giả: Vương NguyênTôi xem bộ phim điện ảnh “Chị gái tôi" cả thảy hai lần. Một mặt là với vai trò một khán giả xem phim bình thường, một mặt với vai trò là người được mời hát ca khúc chủ đề. Theo như tôi thấy, đây là một bộ phim liên quan đến vấn đề đưa ra lựa chọn cho cuộc đời, và đồng thời cũng là một câu chuyện nói đến tình thân tình cảm gia đình vừa tinh tế lại cảm động, bắt đầu từ phạm vi trong gia đình rộng ra cho đến ngoài xã hội, làm khơi dậy sự suy ngẫm trong lòng mỗi một khán giá.
Câu chuyện bắt đầu vào một mùa hè ở Dung Thành[*], thời tiết âm u làm cho cả bầu không khí trở nên căng thẳng, người cô thì lo trong bận ngoài sắp xếp cho tang lễ cho đứa em trai và em dâu. Cũng chính vào ngày đó, nhân vật chính của câu chuyện Công An Nhiên, sau khi mất đi cha mẹ, cô "đột nhiên” có một đứa em trai. Trong kế hoạch ban đầu, An Nhiên có lẽ sẽ đến Bắc Kinh để thi lên nghiên cứu sinh, nhưng hiện thực lại bày ra trước mắt cô một vấn đề nan giải: Thân thích trong gia đình đều cảm thấy việc An Nhiên phải nuôi dưỡng đứa em có cùng huyết mạch này là một lẽ đương nhiên. Đối diện với những người thân thích “lạ mặt” và lý tưởng của cuộc đời, lúc đầu An Nhiên lựa chọn vế sau.
[*]Dung Thành tên gọi khác của tỉnh Thành Đô, Trung QuốcCha mẹ trong mắt An Nhiên, hoàn toàn không dịu dàng thân thiết như trong ấn tượng của đứa em trai mình. Từ nhỏ cô đã sống ở nhà người cô, muốn học lên chuyên ngành cũng bị cái lý do “Con gái thì phải sớm kiếm tiền về nuôi gia đình” âm thầm hoán đổi. Cho dù đã đến cái tuổi có thể tự đứng vững trên đôi chân mình, những mỗi khi nhớ lại thời thơ ấu, An Nhiên vẫn thường cảm thấy thở không nổi, tựa như người bị đuối nước.
Lúc xem bộ phim này, có rất nhiều lần, tôi đều cảm thấy vô cùng nhói lòng, nhưng luôn có những tình tiết ấm áp lướt qua khiến tôi nhìn thấy được bản chất tốt đẹp của mỗi con người. Người cô vì cả gia đình mà dốc hết sức hết lòng chăm sóc, vừa “giáo huấn” đứa cháu gái, vừa múc miếng dưa ngọt nhất đưa cho nó; ông cậu nhàn rỗi vắng mặt trong hôn lễ của con gái, lại thực hiện “lời hứa” chở An Nhiên đi đến hiện trường; “người chị” nhìn như vô cùng sắc bén, sau khi sống cùng em trai một khoảng thời gian lại trở nên mềm mại và ấm áp... Xem cho đến hết, tôi đã không còn cố chấp với việc muốn biết được quyết định cuối cùng của An Nhiên nữa, mà mà bị bản lĩnh và dũng khí của người chị cảm động.
Vì thế, khi tôi hát lên bài hát chủ đề “người chị”, cảm xúc vô cùng sâu sắc. Bài hát này là một trong những tác phẩm đại biểu của thầy Trương Sở, cũng là một bài hát được sáng tác từ cách đây hai mươi năm. Lần này, thầy Trương Sở có tiến hành một vài thay đổi nhất định trong biên khúc và lời bài hát, khiến cho bài hát này càng có thêm hương vị đặc sắc của thời đại này.
Tôi hỏi thầy về động cơ sáng tác bài hát này, thầy Trương Sở chậm rãi thuật lại những câu chuyện giữa thầy và chị gái, những trải nghiệm trong quá trình trưởng thành, và cả những “người làm chị” trong thời đại đó. Vào cuối buổi thu âm, tôi lần nữa trò chuyện với thầy Trương Sở về “người chị” trong bộ phim, thầy nói: “Bởi vì cô ấy đại diện cho chính bản thân mình để làm chủ cuộc đời mình, cho nên thầy đặc biệt mong chờ vào việc cô ấy có thể trở thành một bản thân mà chính bản thân cô ấy hằng mong ước.”
Những người chị, khi phải đối mặt với gió mưa, họ cũng gánh trọng trách trên vai; những người chị, họ dịu dàng kiên định, nhưng cũng dũng cảm và rực rỡ. Mỗi một người chị, đều là ngọn đèn soi sáng thế gian!
BẠN ĐANG ĐỌC
Thư Nhà Của Vương Nguyên
Short Story◎ Tác giả: Vương Nguyên (ca sĩ, diễn viên, đại sứ UNICEF) ◎ Các bài viết được dịch từ Chuyên mục Vương Nguyên nói trong tạp chí Nhân vật toàn cầu. ◎ Tất cả tiền nhuận bút của tác giả Vương Nguyên đều được gửi vào Yuan Fund để làm từ thiện.