CUỘC SỐNG THÀNH THỊ Ở HỒNG KÔNG | THƯ NHÀ THÁNG 6 NĂM 2022

5 1 0
                                    

CUỘC SỐNG THÀNH THỊ Ở HỒNG KÔNG
◎ Tác giả: Vương Nguyên

Cùng với việc phát sóng show "Tiếng ca còn mãi", âm nhạc Hồng Kông được lần nữa trở lại với công chúng. Phải nói rằng âm nhạc Hồng Kông là một phần không thể thiếu của làng nhạc Hoa ngữ, và cũng là ký ức chung của một thời đại: Nó đã từng bầu bạn cùng rất nhiều con người đi qua những năm tháng thăng trầm của cuộc đời, đã từng dùng nốt nhạc và chữ viết ghi lại câu chuyện của xứ Cảng Thơm.

Bố mẹ tôi đều rất yêu thích những bài hát và phim truyền hình Hồng Kông, tôi cũng vì thế mà "mưa dầm thấm lâu" từ đó cũng sinh ra một sự yêu thích đặc biệt đối với nền nhạc Hồng Kông. Tôi bắt đầu sáng tác âm nhạc cùng nhờ thầy Trần Dịch Tấn truyền cảm hứng. Cho nên sau khi nhận được lời mời tham gia show "Tiếng ca còn mãi", tôi đã quyết định sử dụng sự hiểu biết và cách của riêng mình để giải thích cho mọi người về sân khấu tiếng Quảng Đông.

Trong chương trình, sau khi biết được sẽ hợp tác với thầy Trương Trí Lâm, cảnh tượng đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi chính là hình ảnh thầy ấy mặc đồng phục cơ trưởng đi về phía ống kính... Đúng vậy, chính là bộ phim truyền hình Hồng Kông "Bao la vùng trời" mà tham gia đóng. Trong bài hát chủ đề "Năm tháng như bài ca", có rất nhiều những miêu tả liên quan đến "chuyến bay" như: "Thời tiết không như mong muốn nhưng vẫn phải bay, lời từ biệt chẳng thể chờ em dù có còn cơ hội hạy không". Một thoáng buồn khi chia tay, sự cởi mở của những tầng mây, và cả sự tích cực nghiêm túc trong cuộc sống, cảm xúc trong bài hát làm cho người ta xúc động không thôi. Sau đó khi chọn bài hát cá nhân, tôi vẫn chọn một bài hát liên quan đến sự "ly biệt" - Đó là bài hát "Như gió" năm 1993 của cô Vương Phi, "đến như gió, rời đi cũng như gió".

Trong kinh nghiệm cuộc sống ít ỏi của tôi, "ly biệt" là một chủ đề rất khó tránh được, mà các bài hát tiếng Quảng Đông vẫn luôn có thể sử dụng những câu chuyện thực tế bình dị nhất để diễn tả đầy đủ chủ đề văn học tuyệt đẹp này. Có lẽ điều này có liên quan đến đặc điểm của tiếng Quảng Đông: thanh điệu của tiếng Quảng Đông là "chín thanh sáu điệu", giữ lại nhiều thành phần của Trung Quốc cổ đại và sử dụng nhiều từ đơn âm. Lúc nghe nhạc, tôi cảm thấy âm nhạc Hồng Kông hay dùng những từ ngữ triền miên lưu luyến, kết hợp với cách thể hiện tinh tế cổ điển, uyển chuyển du dương.

Bản chất văn học này cũng được thể hiện trong điện ảnh và truyền hình Hồng Kông quen thuộc của chúng ta. Trong "Trùng Khánh sâm lâm", những ngôi nhà đẫm nước mắt, bánh xà phòng phình to, những chiếc lon hết hạn, đều những câu chuyện cổ tích thực tế của người dân thành phố; Trong "Kẻ đánh cắp thời gian", củi gạo dầu muối phác họa ra câu chuyện nhỏ trong thành phố lớn khiến người ta rơi lệ. Từng giây của cuộc sống thành phố, được mà vẽ ra một thước đo chính xác bởi những con người sống trong đó; Và khí chất của một thành phố vẫn thường được nhìn thấy từ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Trong âm nhạc Hồng Kông, chúng ta có thể nghe thấy tiếng lòng của thành phố; Trong điện ảnh Hồng Kông, chúng ta có thể thấy được muôn vàn cuộc đời; Trong các bộ phim nói về các nghề nghiệp ở Hồng Kông, chúng ta có thể cảm thấy được một tinh thần chuyên nghiệp của các ngành nghề... Cho dù đó là tòa nhà Trùng Khánh hay đường Vĩnh Lợi, thì nó đều là một biểu tượng quan trọng của Hồng Kông và cũng là một sự thể hiện thái độ đối với cuộc sống.

Câu chuyện dưới chân núi Sư Tử, có tình cảm đô thị độc lập thoải mái, cũng có tinh thần chiến đấu không ngừng tiến về phía trước. Đây đều là những thái độ đối với cuộc sống mà tôi rất thưởng thức. Vì vậy, thi thoảng tôi lại đi mở lại nhạc Hồng Kông để nghe, không chỉ là để hoài niệm, mà còn là để tìm ra câu trả lời cho nội tâm của chính mình trong cuộc sống đông đúc của chốn thành thị này.

Thư Nhà Của Vương NguyênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ