PARIS, TRƯỚC LÚC HOÀNG HÔN
◎ Tác giả: Vương NguyênCách đây không lâu, nhận được lời mời tham dự Tuần lễ thời trang Paris, mới tới Paris, lúc nhàn rỗi bước đi chầm chậm, tôi cuối cùng cũng có những ký ức độc nhất về thành phố lãng mạn này.
Trong ấn tượng về Paris, luôn mang sự bí ẩn và thời trang, nhưng khi thật sự thấy rồi, càng nhiều cảm xúc đọng lại hơn. Tôi ở bên cạnh Nhà hát lớn tại Paris, bất luận ngày đêm, trước mắt luôn là một cảnh tượng náo nhiệt, nhà hát lớn xung quanh là kiến trúc cổ kính trăm năm trước, ánh mặt trời chiếu vào kiến trúc trên mặt tường, phảng phất thời xa xưa tươi sáng, nhuần nhã, trên con đường đó đã sớm không còn xe ngựa, xe hơi nước, bên đường cũng không có tranh sơn dầu hay xuất hiện người rao hàng, người bán hàng rong như trong phim điện ảnh, thay vào đó chính là ở một nơi cổ xưa trùng trùng trong cái mác hiện đại.
Bên ngoài bậc thềm đá của nhà hát, không ít người đang ngồi, đa số đều là học sinh, người trẻ tuổi, họ nói chuyện, vẽ tranh, đọc sách, chờ đợi...... Những khuôn mặt trẻ tuổi ở cùng kiến trúc cổ xưa, thoạt nhìn có một cảm giác kỳ diệu đến hài hòa.
Trên đỉnh nhà hát lớn Paris có hai tượng nữ thần âm nhạc được mạ vàng, dù trải qua mưa gió, các nàng vẫn như thế đẹp lộng lẫy, bắt mắt, rực rỡ, lấp lánh, hơn nữa càng thêm sáng bóng. Đứng ở trước nhà hát, phảng phất những năm tháng chưa từng trôi đi, mỗi một khối gạch giống như một vị trưởng giả, kể rõ từng câu chuyện cũ.
Giữa sự hoảng hốt, vẫn còn có thể nghe thấy âm nhạc mờ nhạt từ rạp hát phát ra, thanh âm đó phảng phất như đến từ quá khứ xa xôi, khiến tâm sinh con người phải kính sợ.
Tôi ở Paris thời gian rất ngắn, rất nhiều nơi chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn, Đại lộ Champs Elysees, Bảo tàng Louvre...... cùng những cảnh sắc đó chỉ thoáng gặp qua, nhưng cũng có thể cảm thấy thành phố này mang lại tâm linh xúc động: Nhà thờ Đức Bà theo lối gothic và Trung tâm Georges-Pompidou hiện đại, bên đường biểu diễn những nhạc kịch cổ điển, những bảo tàng tuyệt đẹp tinh tế và những graffiti màu sắc dưới chân cầu......
Tất cả những điều đó, khiến tôi phải lần lượt thốt lên: Paris, cổ điển và hiện đại kết hợp đẹp đến như thế, như gãi đúng chỗ ngứa rồi.
Người Paris đối với văn hoá di sản thành phố, chính mình vô cùng quý trọng, bọn họ nói: "Nếu tổ tiên chúng tôi trở lại Paris, vẫn có thể tìm được đường về nhà." Mỗi khi đi qua những hẽm nhỏ con đường lát phiến đá, sắc lạnh của kiến trúc mang đến hơi thở trang nghiêm, tôi có thể cảm nhận được Paris và con người Paris đối với lòng tin văn hóa lịch sử -- đây là con đường trở về nhà của tổ tiên.
Mặt trời lặn, ánh chiều tà buông xuống, tôi ở Paris, hành trình cũng đến hồi kết thúc. Mấy ngày ngắn ngủi, giống như một chuyến đi đón đưa về một đất nước mơ hồ, thời gian cũng mơ hồ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Thư Nhà Của Vương Nguyên
Historia Corta◎ Tác giả: Vương Nguyên (ca sĩ, diễn viên, đại sứ UNICEF) ◎ Các bài viết được dịch từ Chuyên mục Vương Nguyên nói trong tạp chí Nhân vật toàn cầu. ◎ Tất cả tiền nhuận bút của tác giả Vương Nguyên đều được gửi vào Yuan Fund để làm từ thiện.