THIẾU NIÊN VÀ THƠ CA | THƯ NHÀ THÁNG 12 NĂM 2021

8 1 0
                                    

THIẾU NIÊN VÀ THƠ CA
◎ Tác giả: Vương Nguyên

Cứ đến thời gian cuối năm tôi lại hay có những suy nghĩ mới. Bài viết cuối cùng của năm 2021, cũng muốn tổng kết một chút, từ đó triển khai ra một điểm khởi đầu mới.

Mỗi năm vào thời gian này, đại đa số đều sẽ nhắc đến hai chữ "trưởng thành", từ này đã gắn bó với tôi rất nhiều năm. Nhưng mà hôm nay, tôi muốn nói về sự "trưởng thành" của một nhóm những đứa trẻ khác trong bộ phim tài liệu có tên "Lần đầu tiên trong đời". Đây là một trong những bộ phim tài liệu mà tôi hay mở ra xem nhất, trong đó có một tập nói về sự "trưởng thành" mà tôi thích nhất.

Trong bộ phim, có một ngôi trường tên trung học Vân Nam Du Thủy đang thử đem "thơ ca" trở thành môn học chính thức trong chương trình bắt buộc. Đối diện với điều này, có một vài giáo viên tỏ ra nghi ngờ, các phụ huynh thì phần nhiều là sự "thờ ơ". Trong mắt nhiều người lớn, thơ ca là một sự tồn tại vô cùng xa vời, giống như nó không thể đem lại sự thay đổi thực tế gì cho cuộc sống.

Đây là hiện thực. Đối với các học sinh đã quen với nền giáo dục thi cử như hiện nay thì thơ ca không phải là một hạng mục cần thiết trên con đường muốn đạt được số điểm cao. Nhưng mà trong mắt người xưa, thơ ca là nơi để họ thể hiện ra khát vọng và truyền đạt cảm xúc, bắt đầu từ "Thi Kinh", thơ ca của Trung Quốc đã trải dài hơn cả ngàn năm nay. Cho dù là bài thơ yêu nước hào hùng Quá Linh Đinh Dương hay là bài Dưới Ngọn Núi Nam Sơn Không Màng Danh Lợi, những thi nhân có người hoặc đứng trên bên bờ sinh mệnh bên này ngẫm nghĩ, hoặc đứng ở bờ bên kia sinh mệnh ngóng nhìn.

Có một đoạn tôi thích nhất trong bộ phim tài liệu này đó là cảnh tượng các đứa trẻ ngồi quây quần bên đống lửa dưới chân núi Thiên Đường, giáo viên để các em tưởng tượng đến dáng vẻ của bản thân mình vào mười năm: Có em hi vọng sẽ thành người cha có tình yêu rộng như biển cả, để cho các em biết được ý nghĩa của những con sóng; có em muốn trở thành người mẹ "ích kỷ", chỉ dành tình yêu cho một đứa con. Cuối cùng, bộ phim nhắc đến "Thơ ca quả thực không thể thay đổi vận mệnh của một người, nhưng nó có thể thay đổi một người."

Cũng chính trong khoảnh khắc đó, tôi hiểu được giá trị của "môn học thơ ca". Những đứa trẻ này, đại đa số đều là những thiếu niên bị bỏ rơi, thơ ca ở một mức độ nào đó có thể lấp đầy nội tâm trống rỗng của các em, các em cũng vì đó mà có được sự biểu đạt vô cùng chân thật đối với cuộc sống gần gũi với đại tự nhiên và ước mơ trong tim mình. Các em bắt đầu cầm bút viết thơ, lấy núi non bầu bạn sớm chiều làm đề tài, những người bố người mẹ chưa gặp mặt được bao nhiêu lần làm nơi gửi gắm tình cảm: "Mây đen bầu bạn cùng mây trắng, cơn mưa rơi xuống hóa kẹo đường" "Những đứa trẻ gieo cùng hạt giống, cứ thế lặng lẽ nảy mầm xanh" "Cơn gió thu thổi qua, mạ vàng con nghé nhỏ, nhuộm hạt ngô dưới đồng"... Trong mắt những thiếu niên đó, phương xa có cha mẹ, dưới chân có thơ ca, các em được tự nhiên ban tặng, được lãng mạn bao bọc. Tôi nhìn thấy trên bức tường trường học cao cao viết rằng: "Đứa trẻ học thơ ca, thì không đập vỡ kính".

Mười năm trôi qua, những đứa trẻ viết thơ đều trưởng thành. Núi non không đổi, mây trời không trôi, có lẽ sẽ không ai biết được con đường trong quá khứ đã từng ngập tràn những ngọn lá vàng khô và hình bóng của người già lúc đi qua đường, có lẽ cơn gió thay đổi màu sắc vẫn còn là một bí mật, nhưng thơ ca nhất định sẽ dùng sức mạnh của sự dịu dàng và kiên định, khiến cho các em khi đối diện với sóng gió cuộc đời cũng không bị đánh ngã, đối diện với thế giới phồn hoa cũng vẫn sẽ giữ được trái tim thuần khiết như thuở ban đầu.

Thư Nhà Của Vương NguyênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ