Cái dũng của thánh nhân - Thu Giang Nguyễn Duy Cần (tên chữ nghe hơi nhạt so với tên thật)
---
Cả cuốn sách chỉ xoay quanh 2 vấn đề - đề cao và phương pháp rèn luyện tính tự chủ.
Theo đó, bắt đầu từ những việc nhỏ của ngôn hành, tác phong mà luyện, ngôn tỉ như bỏ dông dài, thở than, nói dối, hành tỉ như khiêm cung hữu lễ, tuân thủ nguyên tắc, tác phong tỉ như xây dựng thói quen tốt, trừ bỏ tật xấu... cứ thế lâu dần, ta sẽ có được trong mình cái "dũng" giống như thánh nhân.Dũng tức không thẹn với lòng, không vì sợ hãi quyền lực mà làm việc trái lương tâm, không vì ham mê danh lợi mà luồn cúi.
Dũng tức hữu sự không kinh, thành sự không mừng, thất sự không lo, là một bậc đại nhân sừng sững giữa đất trời.
---
Quả thật, viết lại mới thấy, cùng là một nội dung nhưng Thu Giang viết súc tích, thuyết phục, còn mình thì kể lại liền thấy sáo rỗng, giáo điều.
---
Dù sao, trước tết đã mua Nhật ký của Sophie để đọc xuyên năm cũ sang giao năm mới, vậy mà rốt cuộc mình lại để quên nó ở Hà Nội mất rồi. Kết quả là, thay vì đọc về lịch sử triết học phương Tây thì mình lại dành cả Tết để nghiền ngẫm thuật tu tâm dưỡng tính của người phương Đông xưa.
Trước Cái Dũng của thánh nhân, mình còn đang nghe dở Phật học tinh hoa, nhưng do quyển trước ngắn hơn nên cuối cùng lại thành ra đọc sau mà xong trước.
YOU ARE READING
Đời quên ta rồi
Non-FictionTrác Trong Tam tự kinh có viết: "Ngọc bất trác, bất thành khí" Trong Kỳ úc 1 (Kinh Thi) có câu: "Như trác như ma" Trác nghĩa đen có nghĩa là mài giũa, cũng như người cần phải tự tu thân. Sau này, trác trong trác ma, còn mang thêm nghĩa chỉ sự suy tư...