Nguy hiểm quá, nguy hiểm quá, chút nữa mình đã trở thành loại người dịch thiếu tâm mà mình ghét rồi.
Mấy hôm trước mình dịch một đoạn thế này: "用文字将过往一一细数,如切如磋如琢如磨,用针脚做备注,拿心事以起承".
Lúc đó thì mình cũng buồn ngủ rồi, mà vì cả câu cũng toàn chữ mình biết, nên mình cứ thế mà chém đại thành "dùng câu chữ để sống qua ngày - cẩn thận đếm thầm, như mài như giũa, như gọt như đẽo, bước trên 10 đầu ngón chân để chuẩn bị, mang tâm sự ra làm động lực."
Cũng may, tối qua sau khi than thở về lối dịch nhảm quần của bản thân, hôm nay mình đã rất có đạo đức mà ngồi dượt lại toàn bài.
Hóa ra, 2 chữ cuối 起承 là xuất phát từ trong 起承轉合: khởi – thừa – chuyển – hợp, là thứ tự cách viết văn thời xưa: khởi là bắt đầu, thừa là tiếp đoạn trên, chuyển là chuyển tiếp, hợp là kết thúc; còn 针脚 chả liên quan gì đến bước chân hết =.=, và 备注 thì éo hiểu sao lúc đấy lại nghĩ thành 准备.
Tóm lại là, câu văn sai tét tè le từ đầu đến cuối, cuối cùng thì nó có nghĩa thế này cơ: "dùng câu chữ để giao tiếp – cẩn thận đếm thầm, như mài như giũa, như gọt như đẽo; dùng đường may mũi chỉ ghi chú giải, lấy tâm sự ra để mở đầu, chuyển đoạn".
Cơ mà đm, dịch đúng xong vẫn khó hiểu vl, thế nên mình cẩn thận ghi chú giải bên dưới nữa: "Ý là câu từ thì gọt giũa, chú giải thì tường tận, ý tưởng được lấy từ tâm sự thật của chính mình."
Đó, tuy mình không có tầm, cơ mà mình sống vẫn rất có tâm nè!!!!
YOU ARE READING
Đời quên ta rồi
NonfiksiTrác Trong Tam tự kinh có viết: "Ngọc bất trác, bất thành khí" Trong Kỳ úc 1 (Kinh Thi) có câu: "Như trác như ma" Trác nghĩa đen có nghĩa là mài giũa, cũng như người cần phải tự tu thân. Sau này, trác trong trác ma, còn mang thêm nghĩa chỉ sự suy tư...