Chương 108: Ngô đạo bất cô*

211 7 1
                                    

Xuất xứ từ Luận Ngữ: Đệ tử hỏi Khổng Tử: "Ai cũng có anh em, chỉ có một mình tôi đi một mình." Khổng Tử nói: "Đức không cô, tất có lân hồi."

"Đức", chỉ người có đạo đức, "bất cô", không cảm thấy cô đơn; người có đạo đức sẽ không cảm thấy cô đơn.

Con đường của ta không cô độc, rồi sẽ có người cùng chí hướng làm bạn.

Sắp đến canh tư, yên lặng như tờ, nghe như có tiếng gió xào xạc phớt qua. Một sợi hương trầm nhè nhẹ trong trẻo lượn lờ quấn quýt quanh màn gấm hoa văn hoa sen buông rũ.

Dao Anh ngồi quỳ trước mặt Đàm Ma La Già, nghiêng người về trước, thu bàn tay cầm chiếc khăn.

Đàm Ma La Già nhìn nàng, phòng rất tối nhưng nàng cách rất gần, gần đến mức tợ như thấy được trên làn da tuyết trắng của nàng như có một vầng sáng mượt mà lưu chuyển, chàng dừng mắt trên mái tóc bên đen bóng hơi rối của nàng, thật lâu không nói.

Phật đã đưa nàng tới không phải sao?

Chàng mãi không lên tiếng, ánh mắt hơi khác thường, Dao Anh nhích lại gần hơn, lo lắng hỏi: "Pháp sư bị bệnh ạ? Để tôi gọi Ba Murs vào?" Giọng nàng uyển chuyển, khẽ chớp mi. Mỗi một chớp động, hệt như tam sinh bên cạnh ao, một đóa sen nước đón gió khẽ đung đưa.

Đàm Ma La Già hoàn hồn, từng chút một thu lại sợi dây suy nghĩ đang trôi nổi, ý thức từ từ khôi phục tỏ tường.

"Không cần." Chàng thản nhiên nói với giọng khàn khàn.

Dao Anh nhìn lớp cà sa trên người chàng đã thấm đẫm mồ hôi, liếc mắt nhìn khuôn mặt chàng, sắc mặt chàng tái nhợt, lúc mới về đã đầy vẻ mỏi mệt, cặp mày hơi nhíu, còn muốn tiều tụy hơn ban nãy.

"Pháp sư là hòa thượng theo lối khổ tu* ạ?" Nàng hỏi.

Tu khổ hạnh là một hình thức tu bắt cơ thể phải chịu đói khát đau đớn. Hình thức tu này có trước khi Phật giáo ra đời, chính thái tử Tất Đạt Đa trên con đường sáng lập đạo Phật đã từng tu khổ hạnh trong 6 năm trời, nhưng sau đó Ngài đã phát hiện cách tu này không đem lại sự giải thoát hoàn toàn nên đã từ bỏ và tiếp tục tìm chân lý Phật giáo. Những người sáng lập ra phép tu khổ hạnh nằm trong phong trào tìm hướng giải thoát bản thân khỏi khổ đau của trần thế mà lúc đó cũng xuất hiện khá nhiều phép tu khác nhau. Người tu khổ hạnh thường ăn rất ít, sống im lặng và ngồi yên tĩnh ngoài trời nhiều giờ mỗi ngày. Họ quan niệm rằng con người sống vật chất đầy đủ nhưng vẫn đau khổ, nên họ quyết lấy sự đau khổ của bản thân để tìm ra sự giải thoát cuối cùng. Phép tu khổ hạnh có cách nay cũng hơn hai ngàn sáu trăm năm, dĩ nhiên bây giờ không còn ai tu theo phép tu như vậy nữa. Tuy vậy, thực tế vẫn có một bộ phận còn theo tư tưởng và hành phép tu này ở các mức độ khác nhau. (wiki)

Đàm Ma La Già cúi nhìn nàng.

Dao Anh nghiêm túc nói: "Tôi nghe người ta nói, khổ tu dùng khổ hạnh để tu hành, họ thường lang thang một mình, không có chỗ ở cố định, bẩn thỉu, quần áo tả tơi, thường nhịn ăn, ngủ trên giường rải đầy đinh, chân trần đi qua lửa than đỏ, dùng nhiều đau đớn để đạt đến mục đích tu luyện của bản thân."

Nguyệt Minh Thiên LýNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ