Edit: Hikari2088
Thời gian dần qua, ngoài trời mưa vẫn rơi không ngớt. Các trực quan rối rít đến nhà bếp Hộ bộ để ăn tối, trong công phòng chỉ còn Hứa Tắc vẫn vùi đầu tóm lược mối quan hệ của các đảng phái trong ngoài triều.
Nàng rời khỏi Trường An nhiều năm, phần lớn là dựa vào các ghi chép để nắm triều cục, nhưng lần này trở về phát giác rất nhiều gương mặt mới toanh, không khỏi có chút lo sợ. Nàng kiên nhẫn chọn lọc từng thông tin cơ bản, rồi mở sổ ghi chép mà Luyện Hội lưu lại.
Hắn viết danh sách rất rõ ràng, người nào cấu kết hoạn quan làm chuyện gì vào lúc nào, xem mà giật mình. Hứa Tắc tính nhẩm qua loa cũng biết đại khái bao nhiêu tiền hàng đã bị đánh cắp từ quốc khố.Hiện nay hệ thống thu chi tài chính của quốc gia đại khái được chia làm hai, tương ứng theo thứ tự là Độ chi quản lý tàng khố, và nội quan quản lý đại doanh khố.
Cái trước còn gọi là quốc khố, cái sau là nội khố.
Như lời của hộ bộ Thị Lang bất hạnh bị hại kia, quốc khố thuộc về thiên hạ, không phải tài sản riêng của hoàng đế, là dùng cho đất nước, không phải vì để thỏa mãn ham muốn cá nhân đế vương. Mà nội khố thì ngược lại, nội khố thuần túy là kho riêng, dùng để cung cấp cho đế vương, cơ bản không liên quan đến quốc khố.
Nguồn thu của quốc khố và nội khố là từ đâu? Hiện nay nguồn thu của quốc khố là từ lưỡng thuế, mà nguồn thu chính của nội khố là từ của cải được dâng tặng. Hai hệ thống thu chi tài chính hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đều có nguồn thu riêng, lẽ ra không có xung đột quá lớn, nhưng trên thực tế, lại tranh lợi với nhau.
Từ rất nhiều năm trước, triều thần vì tranh giành quyền lợi nội khố mà không ngại cải cách chế độ thuế khóa, việc thi hành lưỡng thuế một lần nữa xác định quyền thu chi thuế khóa. Từ đó về sau các loại thuế nông nghiệp phi pháp, cung ứng vật dụng khẩn cấp cho quân đội, chiết khấu y phục, sách giấy, quà cáp biếu xén đều được nhập vào lưỡng thuế. Những thứ này đáng lẽ vốn quy về nguồn thu của nội khố, nay lại bị quốc khố thu hồi.
Nhưng nội khố cũng sẽ chẳng ngồi chờ ăn không khí, vì thế lại làm ra một loạt danh mục mới nhằm vơ vét của cải, tiếp tục đòi tiền.
Cứ lặp đi lặp lại như thế, ngươi tranh ta đoạt, không có hồi kết.
Mâu thuẫn trong ngoài triều tập trung nhất vào quy chế quà biếu dâng tặng này – tài lợi. Từ đầu đến cuối là tranh chấp tài lợi nhưng hai bên đều không thể vỗ ngực nói "Nhìn đi, quyền sở hữu tài sản đều được nắm trong tay ta rồi", cho dù nhất thời chiếm ưu thế, nhưng lúc nào cũng phải đề phòng.
Tình thế hiện nay đối với Độ chi vô cùng bất lợi, bài văn sách của Hứa Tắc trong chế khoa từng đề cập tới, chủ yếu tập trung quy chế này. Tiền bạc thu vào của quốc gia tương đối cố định, vấn đề luôn xảy ra ở khâu phân phối, lấy danh nghĩa dâng tặng để nộp đều phải đưa vào nội khố, dâng tặng nhiều thì thu nhập quốc khố tất nhiên sẽ giảm bớt.
(Bài văn sách: bài văn trả lời nhà vua về sách lược trị nước)
Ví dụ lợi nhuận của muối, muối do quốc gia độc quyền kinh doanh, có lợi nhuận rất cao, hàng năm Độ chi đều có định mức trưng thu đối với muối, nhưng hàng năm trưng thu không được một nửa, vì sao?
BẠN ĐANG ĐỌC
HOÀN (RE - UP) Con Rể - Triệu Hi Chi
Ficción GeneralBiên tập: MinnieKemi vs Hikari2088 https://minniekemi.wordpress.com/truyen-dai/con-re/