Năm đó, tên Khiêm được giao cho nhiệm vụ xử lí cái xác người phu nữ, hắn đi cùng một tên khác định chôn dưới gốc cây cao su nhưng lại gặp Hoài Ân. Nàng cho hai tên một số bạc rồi căn dặn chôn cất tử tế, chỉ là không có bảo chôn ở đâu. Hắn và tên kia nhìn xác người phu nữ quần áo xộc xệch cũng thiện tâm liền mang đến một ngôi chùa nhỏ mà gửi.
Bên này Thiên Hỷ cũng theo dòng địa chỉ mà tên Khiêm đã đưa, tìm đến nơi mà má ruột yên nghĩ. Là một ngôi chùa nhỏ cũ kĩ nằm lạc lõng, như bị lãng quên giữa vùng đất đỏ. Cổng chùa bị bao phủ bởi lớp rêu phong xỉn màu, bề mặt bảng tên chùa mực đỏ đã bị phai màu. Nó đi vào, đến cạnh cây hoa sứ trắng rũ xuống thơm ngát thì thấy một sư cụ đang quét lá khô.
Thấy nó đi lại. sư cụ đã lâu không gặp người trẻ đi chùa liền nở nụ cười hiền từ hỏi:
- Mô Phật. Thí chủ đến viếng chùa hay có việc chi?
Thiên Hỷ cởi khăn đội đầu, chấp tay lễ phép đáp lời:
- Thưa sư, con đi tìm người.
- Tìm người?
Sư cụ ngạc nhiên hỏi, lại nói:
- Ở đây chỉ có luẩn quẩn hai ba sư, không biết thí chủ tìm sư nào?
Thiên Hỷ chưa kịp trả lời, thì sư cụ đã chỉ tay:
- Mời thí chủ vào trang điện lạy rồi uống nước nói chuyện. Ngoài này trời nắng lắm.
- Dạ.
Thiên Hỷ đành theo sư cụ vào trong chánh điện. Chánh điện không lớn, tường đỏ, mái ngói cao, thông thoáng đầy mát mẻ. Trong ngoài quét tước sạch sẽ, bên vách trái có để hai ba miếng lót vải màu vàng nhạt để các sư ngồi tụng kinh. Phía trước, bức tượng Đức Phật thích ca ngăn ngắn dưới tán cây bồ đề. Hai bên là các vị bồ tát. Cạnh đó là tủ cây, chất đầy kinh kệ. Khói nhang hoà lẫn với mùi khuynh diệp nhẹ nhàng mà thanh tịnh tâm hồn.
Nhận lấy nén nhang từ tay sư cụ, Thiên Hỷ chấp tay lạy rồi cắm nhang lên bát. Cũng đi một vòng thắp nhang khắp các trang thờ.
Sư cụ vẫn nở nụ cười hiền từ dẫn Thiên Hỷ xuống phía sau ngồi nghĩ ngơi. Nhận lấy chung trà từ sư cụ, Thiên Hỷ có chút gấp gáp hỏi:- Thưa sư, con đến là để tìm mộ của má con.
Sư cụ cũng uống một ngụm trà hỏi:
- Mảnh đất bên cạnh chùa là nơi để chôn cất những mảnh đời tứ cô vô thân. Hầu hết đều là không danh không tánh. Bia mộ chỉ có ghi ngày tháng mất và thời gian khi được đưa đến đây. Người thân của thí chủ mất vào khoảng thời gian nào?
Thiên Hỷ lập tức trả lời:
- Thưa, mười hai năm trước trong một ngày của tháng tám. Độ tuổi khoảng chừng ba mươi, thấp bé. Lúc bị tai nạn, má con... mặc áo bà ba nâu, quần vải đen.
Sư cụ vẫn bảo trì nụ cười hiền nói:
- Vậy mời thí chủ theo sư.
Sư cụ dẫn Thiên Hỷ đi ra phía cửa sau rồi vòng qua mảnh đất bên hông chánh điện. Những nấm mộ đất nhấp nhô cao thấp, sơ sài nhưng nhờ được dọn dẹp cỏ sạch sẽ. Trước mỗi nấm mộ lại có một bát nhang cùng mấy chung nước. Bia mộ chỉ là những tấm gỗ được cắt cạnh cắm xuống. Chữ cũng mờ nhạt theo năm tháng. Tuy mỗi năm các sư đều dùng mực dặm lại để tránh việc người thân đến nhận sẽ không gặp. Cũng giống như trường hợp của Thiên Hỷ hiện tại.
Sư cụ dừng lại ở trước một nấm mộ nhỏ ở cuối góc. Nấm mộ duy nhất trong này được đổ bằng đá tổ ong. Sư cụ nói với chất giọng khàn khàn:- Đây là người bị được hai ông cai đưa đến vào khoảng mười năm trước như thí chủ nói. Cũng là nữ, độ ba mươi nhưng lúc đưa đến chùa y quan chỉnh tề chứ không phải áo bà ba quần vải như thí chủ tả.
Nguyên nhân là tên Khiêm nhận bạc của Hoài Ân, lại thấy thấy tội nghiệp, không nỡ để người chết mà không có nổi mảnh vải lành lặn che thân, cho nên hắn đã mua quần áo tốt cho người nữ phu ấy mặc trước đi đưa đến chùa. Tính ra hắn cũng là một kẻ còn chút lương tâm.
Thiên Hỷ nhìn nấm mộ có thể là của má ruột mình một lúc. Rồi mới nhận ra nấm mộ này khác biệt với những nấm mộ trong đây.- Sao chỉ có ngôi mộ này là được đổ đá vậy sư?
Sư cụ chậm rãi đáp:
- Hai năm sau khi người trong mộ này được chôn ở đây thì có hai người đến viếng. Gửi bạc cho chùa nhờ xây cất lại ngôi mộ, còn thiện tâm tu sửa lại chánh điện cho chùa.
Thiên Hỷ mang đầy thắc mắc lại hỏi:
- Hai người đến đó dáng dấp như thế nào sư có còn nhớ không ạ?
Sư cụ ngẫm nghĩ rồi nói:
- Là hai nữ thí chủ, một lớn một nhỏ. Người lớn ngũ quan sáng sủa, cao chừng này. Người nhỏ thì lanh lợi, cũng cao tầm này. Có lẽ là theo đạo nên không đến lạy Phật. Chỉ đứng trầm ngâm trước ngôi mộ này một chút rồi rời đi.
- Người đó có để lại danh tính không?
Sư cụ lắc đầu, dù gì chuyện cũng đã qua nhiều năm. Một lúc sau như sực nhớ ra điều gì vội nói thêm:
- À, chỉ nghe người thí chủ lớn gọi người nhỏ là Lam.
Thiên Hỷ chắc mẩm trong lòng người đó là mợ. Vì sao mợ biết mà lại giấu nó nhiều năm như vậy. Nó quỳ gối ở trước mộ má ruột một lúc lâu.
- Con tìm được má rồi. Con bất hiếu... để má nằm ở đây lạnh lẽo như vậy.
Nó thì thầm rồi chực rơi nước mắt. Những kí ức vụn vặt ngày xưa từng chút ùa về. Nó mới chân chính nhận ra. Có lẽ do những năm tháng sống bên cạnh mợ quá yên ổn. Nguyên lai cuộc sống nó được mợ bảo bộc nên chưa từng có giây phút nào bất hạnh lại xảy ra. Nhưng bất hạnh thường là đến muộn, là do nó ích kỷ không muốn nhận ra. Nó cảm thấy bản thân thất trách, ủ ấm mãi trong vòng tay mợ đến mức vô tâm vô tính. Đến giờ phút này đây, khi không còn mợ nó cảm thấy vô cùng lạc lõng.
Mãi cho đến khi sắc trời ngã về chiều, ánh tà dương như màu máu hắt đầy cửa trời. Nó mới lầm lũi đi vào. Nghe tiếng kinh tụng của các sư trên chánh điện, nó ngồi ngay bực thềm mà nghe. Ngay phía sau, lẫn trong số vài người phật tử ít ỏi đến chùa.
"Dưới cội cây tứ thời tĩnh toạ.
Trên Bồ Đoàn phân toả tâm minh
Thoạt nhiên ngộ đạo tự mình
Đắc thành Phật quả Vô Sanh Niết Bàn
...
Đức Từ bi chỉ đàng giác ngạn
Ơn cứu khổ độ nạn mê tâm
Trời người nhuần gội nguồn ân
Duyên may được hưởng đôi phân chánh truyền".23/9/2024.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Duyên Gái] Đồn Điền Đất Đỏ
Ficção GeralBối cảnh: đồn cao su ở miền đất đỏ. [Thông cáo ai muốn đi Nam Kỳ và Cao Miên.] Trong đó ghi đãi ngộ cho phu như: Tiền công 8 hào một ngày. Có chỗ ở, được chăm sóc y tế khi đau ốm, nhận cả phu đi cùng gia đình, con cái được nhận nuôi ngay khi ký giấ...