"Nhị thiếu gia!"
Nhìn thấy người tới, Vương thúc và Vương thẩm đến giọng nói cũng thay đổi, lúng túng, dùng một loại giọng điệu thành kính để chào hỏi y.
Phó Vân Chương khẽ gật đầu với hai người họ. Y mới từ bến tàu trở về, đầu còn đội mũ nan, trên người mặc áo thanh bào [1] cổ tròn bằng ninh lụa thêu hoa văn chìm, eo đeo thắt lưng mỏng, chân đi ủng cao cổ, tuy trông phong trần mệt mỏi nhưng ánh mắt vẫn trong trẻo, khí độ bất phàm.
[1] Thanh bào là áo bào màu xanh nhưng mình để nguyên vì từ sau thời Hán, từ "thanh bào" được dùng để miêu tả quần áo của những người ở tầng lớp thấp, vải màu xanh dễ nhuộm, rẻ tiền nên quần áo màu xanh là quần áo của người nghèo. Hình tượng của Phó Vân Chương lúc xuất hiện ở chương này rất mâu thuẫn, đội mũ nan, mặc thanh bào của người dân lao động nhưng thanh bào lại làm bằng lụa đắt tiền, có hoa văn chìm, eo đeo thắt lưng, đây đều là những đồ mà người nghèo không có được. Hình tượng này hé lộ sự mâu thuẫn của nhân vật sau này... (cái này không tính là spoil đâu nhỉ?) Nếu để ý sẽ nhận ra từng miêu tả nhỏ của tác giả xung quanh mỗi nhân vật trong truyện đều phản ánh tính cách nhân vật.
Chủ tiệm cười tươi, kích động đến mức lắp bắp: "Nhị gia đến cửa tiệm này của ta, quả là rồng đến nhà tôm, rồng đến nhà tôm mà."
Phó Vân Chương khách khí cười, ánh mắt chăm chú nhìn Phó Vân Anh.
Mọi người trong tiệm thấy y tới cũng quay ra nhìn, ngay cả người đi ngoài đường cũng phải dừng lại ngắm cử nhân lão gia một cái, Phó Vân Anh đành trả lời: "Nhị ca, muội muốn tìm một quyển "Thủy bộ lộ trình" của Thương Tuấn, hoặc của Tráng Du Tử cũng được."
Đương thời, giao thương mậu dịch ở Giang Nam phát triển, thương nhân buôn muối ở phía nam giàu nứt đố đổ vách. Ở các thành trấn trong vùng Tô Châu, Dương Châu, trong một thị trấn nhỏ có khi cũng có đến mấy chục hộ giàu. Trong triều, rất nhiều đại thần ủng hộ tư tưởng "nông thương cùng có lợi", địa vị của thương nhân cũng được nâng lên, rất nhiều văn nhân thi nhiều lần không đỗ cũng phẫn uất, quyết bỏ sang làm thương nhân.
Những thương nhân xuất thân Nho học này biết nhiều chữ nghĩa, lại có hiểu biết về đời sống, phong tục nhiều vùng. Xuất phát từ mong muốn giúp đỡ nhiều người hoặc lưu danh sử sách, họ dùng kinh nghiệm và hiểu biết của chính mình để viết sách dành riêng cho thương nghiệp. Những cuốn sách này nói về lộ trình đường bộ, đường thủy trong nước, các quy tắc thương nghiệp, giá cả hàng hoa ở các nơi, phương pháp sản xuất, lưu thông hàng hóa, về cả thị trường và phương pháp kinh doanh. Đặc biệt, sách cũng miêu tả tỉ mỉ về giao thông thủy bộ từ bắc chí nam bao gồm các trạm dịch, bến tàu trên đường đi.
Mỗi lần Phó tứ lão gia ra ngoài làm ăn, tới một thị trấn mới, thường phải thuê dân bản xứ dẫn đường. Những người dẫn đường này, có người thật thà chất phác nhưng cũng có người gian manh xảo trá. Tuy Phó tứ lão gia là người có kinh nghiệm bôn ba nhiều năm ở ngoài nhưng nhiều khi trở tay không kịp, bị người ta cho vào bẫy, mất tiền mất hàng.
Phó Vân Anh muốn mua cho ông một quyển "Thủy bộ lộ trình", ông không đọc được, nàng có thể đọc cho ông nghe. Sau này ông muốn đi buôn bán ở đâu, tìm thấy ghi chú trong sách thì không những có thể không phải đi lòng vòng, tiết kiệm chi phí mà còn có thể dựa vào thông tin trong sách để biết được nơi ấy thiếu hàng hóa gì để mang theo bán kiếm lời, đồng thời có thể tránh được việc bị thương nhân nơi đó lừa đảo.

BẠN ĐANG ĐỌC
[HOÀN - EDIT] Lão đại là nữ lang - La Thanh Mai
RomanceThể loại: Nguyên sang, Cổ đại, Ngọt sủng, Trọng sinh, Song khiết, Thanh mai trúc mã, Nữ giả nam trang, Quan trường, Nam cường - Nữ cường, HE Số chương: 168 chương + 2 phiên ngoại Nguồn tiếng Trung: http://www.txt101.com/id/3687/ Nguồn convert: https...