Chương 42: Đại hội Tế Thiên (thượng)

2.9K 70 0
                                    

Gió xuân thổi qua thảo nguyên, thảo nguyên tựa như vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài. Những mầm non cây cỏ hé nở, đồng cỏ bắt đầu xanh, thảo nguyên giống như một bức họa xinh đẹp, duyên dáng tươi mát thấm đượm lòng người.

Gió xuân thổi qua từng dãy mây trắng, mây trăng cuộn tròn đóa đóa giống như một đàn cừu. Đàn cừu ấy lại giống như trân châu màu trắng, lăn qua bầu trời màu xanh biếc, họa thành một bức tranh sống động.

Ở cuối chân trời của thảo nguyên, chính là Tuyết Sơn nghìn năm đứng lặng mà phía sau chính là trời xanh vô tận.

Con dân của thảo nguyên, trên người mặc y phục vô cùng diễm lệ, đeo các phục sức dân tộc, tụm năm tụm ba, hoặc là cưỡi kỵ mã, hoặc là đi bộ, những tiếng hát dân gian của thảo nguyên ngân nga nghe thật êm tai, như một dòng suối nhỏ, tất cả đều đang hướng về ngoại thành thảo nguyên, mọi người di chuyển về đó tụ tập thành một biển người.

Những tiếng hô to phát ra từ ngoại thành, và lều trại, kèm theo đó là tiếng trống chiêng rầm rộ vang trời.

Hôm nay là mồng một tháng ba, là ngày hội Tế Thiên của các thị tộc trên thảo nguyên, cũng là ngày Tuyết Sơn Thánh Nữ cùng con dân của thảo nguyên cầu phúc.

Tuyết Sơn Thánh Nữ ở trong lòng những người dân Tái Bắc, được cung kính tựa như thần linh.

Truyền thuyết về Tuyết Sơn Thánh Nữ, rốt cuộc là có từ khi nào, mọi người đã không còn nhớ rõ nữa.

Chỉ có những người tuổi già ở thảo nguyên mới cơ hồ hiểu được, Thánh Nữ kỳ thật cũng không phải cái gì thần thánh, thật lâu trước kia, các nàng cùng lắm là ẩn cư ở Tuyết Sơn.

Các nàng thường xuyên cưỡi ngựa rong ruổi dạo quanh thảo nguyên, hành hiệp trượng nghĩa, cứu những người gặp nguy nan.

Bởi vì các nàng luôn khoác trên người những bộ y phục màu trắng trong trẻo lạnh lùng, thuần khiết mà xinh đẹp, liền được mọi người tôn làm Tuyết Sơn Thánh Nữ, một năm rồi lại thêm một năm, mọi người không ngừng thần thánh hóa các nàng.

Họ Hoan Nhan bình định thảo nguyên, thống nhất hai mươi thị tộc, ngoại trừ dựa vào thiết kỵ đao kiếm, cũng từng nhận ý chỉ của Thánh Nữ, thu phục nhân tâm.

Bắc Thương Quốc lập quốc sau đó, Hoàn Nhan thị liền tôn Tuyết Sơn Thánh Nữ làm thần nữ.

(Editor: Giải thích chỗ này một chút, đại loại là Tuyết Sơn Thánh Nữ khi ấy có được lòng dân trước khi Bắc Thương Quốc thông nhất, khi đó người Hoàn Nhan là người đã đứng ra, nhận ý chỉ của Thánh Nữ, một phần khác là dựa vào Thánh Nữ, để thu phục lòng dân, nên mới có thể thống nhất. Trung Quốc xưa hay nói, muốn có được thiên hạ trước phải có được lòng dân, nên sau này Bắc Thương Quốc làm vua rồi, mới tôn Thánh Nữ làm nữ thần, nói chung là có qua có lại đấy)

Hàng năm vào ngày mồng một tháng ba, hay ngày Tế Thiên của các thị tộc, đều do Tuyết Sơn Thánh Nữ đến cầu phúc.

Đàn tế đã trải sẵn thảm đỏ, giờ phút này trên ấy đã đặt sẵn một đồ đằng (vật tổ) hình hùng ưng vương cánh, đó cũng là kí hiệu của Bắc Thương Quốc. Bên dưới kí hiệu ấy là thịt cừu thịt trâu được dâng cúng, cùng với bát rượu.

Khanh Mỵ Thiên Hạ (Thánh Nữ Tuyết Sơn) - Nguyệt Xuất VânNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ