Chương 36. Thù nhà cũng là nợ nước.

230 28 0
                                    

Sau khi dọn dẹp tàn dư của trận đánh Quảng Oai bận rộn lo hậu sự cho hàng nghìn binh sĩ tử trận. Vốn dĩ vào thời điểm này hằng năm chính là mùa của những lễ hội xuân, các đình chùa khắp nơi nô nức người đi trẩy hội. Nhưng năm nay Quảng Oai lại đơn phương đệm một nốt trầm buồn vào bản hòa ca réo rắt ấy. Khắp từ bản làng trên sườn núi Loan Trập đến đồng bằng tả ngạn sông Viên đều phủ một màu trắng tang thương. Con khóc cha, vợ khóc chồng, người đầu bạc khóc kẻ đầu xanh, tưởng rằng mới chỉ qua một đêm mà những người phụ nữ ấy đã già đi chục tuổi. Thảo nguyên bao la ngập một màu tàn héo úa.

Kinh Yến gửi thư do Hoàng đế ngự bút bày tỏ sự tiếc thương đến hàng nghìn đồng bào Đại Huyên vừa ra đi, lại quyết liệt khẳng định sẽ đồng hành cùng Quảng Oai vượt qua thời điểm đau thương này, thù nhà cũng là nợ nước, phải trả bằng sạch.

Những người ở lại gấp gáp gia cố lại quân doanh, kiểm kê lương thực. Khá khen cho Bố chính sứ Kim Thạc Trân khi vừa đến Quảng Oai nhậm chức đã kiến nghị với Kim Nam Tuấn nên đào hầm tích trữ, vừa bảo quản được lương thực không bị tuyết lạnh làm hỏng, vừa bảo vệ chúng an toàn khỏi bất trắc. Đêm đó Trường Khải Vinh chỉ sai quân đốt lều trại của binh lính, may mắn thay không động đến quân lương dưới lòng đất.

Mấy ngày gần đây, Tham đốc Quảng Oai như ngồi trên đống than. Số lượng quân sĩ của đại doanh giảm gần một vạn, đây chính là mối đe dọa tiềm tàng không cách nào giấu giếm. Kim Tham đốc có một vết thương hở miệng, hắn suốt mấy đêm rồi chưa từng yên giấc. Hắn chỉ lo sợ rằng khi mình thiếp đi, Trường Khải Vinh lại đánh tới, và Quảng Oai vì không đủ binh lực nên thất thủ. Tường đồng vách sắt của Đại Huyên là Quảng Oai, là Kim Nam Tuấn, bọn họ không có quyền trở nên nhu nhược yếu đuối. Bọn họ phải vĩnh viễn vững chãi, mạnh mẽ quyết liệt thì mới có thể bảo vệ cho an nguy của đất nước.

Nam giới Quảng Oai đã tòng quân gần hết, số còn lại nếu là nam thì hoặc là chưa lớn kịp, hoặc là đã quá già để có thể cầm đao đánh giặc. Quảng Oai lực bất tòng tâm, Kim Nam Tuấn chỉ đành viết thư gửi về Kinh Yến, tỏ ý muốn mượn quân của Binh bộ.

Vào thời điểm này, mọi động tĩnh của Quảng Oai đều liên quan mật thiết đến nền hòa bình của Đại Huyên nên tất cả những lá thư từ phía Tham đốc đều được liệt vào hàng thư khẩn. Ngựa chạy cả ngày lẫn đêm không ngơi nghỉ, lá thư thần tốc được dâng đến tận sân chầu.

Quảng Oai bận rộn bao nhiêu thì Kinh Yến cũng sốt sắng bấy nhiêu. Từ sau khi Kim Thái Hanh bất ngờ hồi kinh đô trong bộ dạng nhếch nhác tả tơi thì phòng nghị chính không đêm nào tắt nến. Ngay cả Thống đốc ba trấn phía Tây vốn chỉ định về kinh ăn Tết mấy ngày mà bị Hoàng thượng bắt ép giữ lại đến nay đã nửa tháng rồi.

Kim Thái Hanh ngồi tựa vào thành ghế, hai chân gác lên đôn gỗ bên cạnh, bộ dạng yên tĩnh như đã ngủ. Hàng mày kiếm vẫn trung thành nhíu chặt, phía dưới mắt hai bọng mắt thâm quầng lộ rõ mồn một. Đêm hôm qua bọn họ nghị sự đến tận canh tư mới coi như thống nhất ý kiến. Các đại thần vừa về thì hắn lại tiếp tục giải quyết ba chồng tấu chương tồn đọng suốt mấy ngày, dây dưa đến lúc trời tờ mờ sáng mới được chợp mắt.

[Hanh Quốc] Chiếu Tử Khâm QuânNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ