Hoàng cô tổ mẫu quả thực chấp nhận thỉnh cầu của Lý Long Cơ.
Nhạn Tháp nằm ở Thái Sơ cung, vốn là nơi để cất giữ sách quý, nay đã được dọn dẹp sạch sẽ cho Nghĩa Tịnh đại sư sử dụng.
Nói là đi sao kinh, nhưng kỳ thật tốc độ Nghĩa Tịnh đại sư dịch thuật rất chậm, lại thường bảo các đệ tử phải lật giở tìm kiếm số lượng lớn các loại kinh điển, nên truyền đến tay ta chỉ là tập kinh đã được dịch rất mỏng, phần lớn thời điểm đều nhàn rỗi .
Ta thường ngồi một mình ở tháp tầng ba, chỉ có khi tình cờ xem không hiểu một ít kinh văn, mới leo đến tầng bảy thỉnh giáo Nghĩa Tịnh đại sư, đôi lúc sẽ tán gẫu vài câu.
Đại sư thỉnh kinh hai mươi lăm năm, du lịch hơn ba mươi nước, tất nhiên kiến thức sâu rộng, mỗi khi ta nghe đến hứng khởi thì bị vài đệ tử nhắc nhở, mới vội vàng cáo từ.
Ngày hôm nay, ta lại cầm tập kinh đã dịch xong lên tầng bảy.
Cửa sổ hé mở, trên bàn gỗ bày ra nhiều quyển kinh văn tiếng Phạn, còn có ấm trà nguội lạnh từ lâu, đại sư đang nhắm mắt nghỉ ngơi, ta biết là bản thân đến không đúng lúc, vừa tính lặng yên rời đi, ông đã lặng lẽ mở mắt, gọi ta: "Quận chúa thỉnh vào đi."
Ta liền đi qua, đem chỗ không hiểu qua loa hỏi xong, đang muốn cáo từ, bỗng bắt gặp một câu quen thuộc trên đống kinh văn ông đang viết, không khỏi đưa mắt nhìn kỹ, đúng là câu ‘Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm’.
Ta do dự, thấp giọng hỏi: "Đại sư, có thể giúp Vĩnh An giảng giải câu này không?"
Nghĩa Tịnh đại sư mỉm cười nhàn nhạt nhìn ta, hỏi: "Quận chúa từng gặp qua câu này."
Ta gật gật đầu, bình tĩnh chờ ông.
Ông bưng chén trà lạnh, khẽ nhấp một ngụm, mới từ từ giải thích: "Niệm này là chỉ vọng niệm(*), nói dễ hiểu chút, đó là phàm phu dễ dàng nổi lên vọng niệm, nhưng nếu cứ bất chấp làm theo vọng niệm, thủy chung không thể nhận ra, lúc đó sẽ chỉ vĩnh viễn ở trong luân hồi không có lối thoát. Do đo muốn khuyên răn thế nhân, không sợ khởi niệm, nhưng phải sớm phát hiện mà diệt niệm, đó mới là chính đạo."
(*)vọng niệm: ý nghĩ không tốt, tham vọng không chính đáng.
Ta tạ ơn đại sư, vội vàng rời khỏi đó, một đường đi xuống cầu thang, trong đầu không ngừng lặp lại câu này.
Hắn so sánh tình cảm giữa ta và hắn là vọng niệm, biết rõ tình này là đòi hỏi quá đáng, là tai họa, nhưng vẫn để lại nửa câu sau.
Ta đi vào phòng ở tầng ba, xuyên qua cửa sổ rộng mở nhìn về Thái Sơ cung, nhất thời cảm động, nhất thời chua xót, đứng ngốc ra đó hồi lâu.
(*)Vậy có thể hiểu ở đây Lý Thành Khí so sánh Vĩnh An như là vọng niệm của mình, ko sợ Vĩnh An thành vọng niệm, mà chỉ sợ nhận ra nàng chậm thôi.
---------------------
Ngày thành hôn, là ngày đầu tiên ta bước vào Đông cung.
Các quận vương của Thái tử lúc trước chưa kết hôn, đều ở phủ đệ riêng biệt, nay Đông cung lại bị cấm túc trường kì, người làm lễ đón dâu ở Đông cung, tân nương chỉ có thể từ ngoài Thái Sơ cung đi vào, xem như đã nhập môn.
BẠN ĐANG ĐỌC
Vĩnh An
Historical Fiction🌼Tác giả: Mặc Bảo Phi Bảo 🌼Nhân vật chính: Lý Thành Khí × Vĩnh An 🌼Thể loại: ngôn tình, cung đình hầu tước, cổ đại, duyên trời tác hợp, ngược tâm , nam chính thâm tình, cảm hứng lịch sử, HE. 🌼Số chương: 82 + 2 phiên ngoại 🌼Văn án: Ta là Võ...