Chap 7: Cổ tích

292 31 4
                                    

  Ba người nghỉ lại tại một nhà trọ, có lẽ ở đây ít có người ghé qua nên phòng có hơi bụi, phải dọn dẹp qua mới ở được. Chủ nhà là một đôi vợ chồng già, chắc cũng hơn 70 tuổi rồi, rất mến khách. Hai người vì tuổi già nhàm chán mới mở nhà trọ này, mong mỗi khi có người ở lại căn nhà sẽ thêm tiếng nói cười chứ không phải mục đích kiếm tiền gì cả. Nghi nhớ rất kĩ câu nói của cụ ông, câu nói khiến cô thật sự ghen tỵ với tình cảm của họ, rằng "Chúng ta cũng bằng này tuổi rồi, kiếm thêm được thì lúc chết cũng không biết mang theo kiểu gì. Ngày trẻ bà nó muốn có con nhưng mắc bệnh không đẻ được, giờ mở nhà trọ thỉnh thoảng có người ghé lại trò chuyện cùng bà ấy cũng tốt."

  Ông bà ngày trẻ bị ép cưới ép gả, nhưng bên nhau đến già, sống một cuộc đời bình bình yên yên, một đời như vậy đã đủ hạnh phúc rồi.

  Buổi tối năm người quây quần trên chiếc chõng tre, tuy chỉ là món cháo giản dị nhưng cũng đủ ấm lòng. Ông bà Nghi mất từ khi cô còn nhỏ nên mỗi khi nhìn thấy người già cô đều thấy rất thân thuộc. Ăn xong ngồi uống nước chè, một mùi vị hơi chát nhẹ của lá chè xanh nhưng pha thêm ít ngọt của cam thảo, đúng là không gì sánh bằng một buổi tối như vậy. Đêm nay trời có hơi nóng, bà bê từ trong bếp ra năm bát gì đó, vì không có đèn nên rất khó nhìn kĩ bên trong là cái gì nhưng có một mùi thơm nhè nhẹ.

"Bốn ông cháu ăn ít trôi nước này, ta vừa nấu xong."

"A, con cảm ơn bà." Nghi đưa tay bê giúp bà khay đựng, đặt xuống chõng. Sau khi mời mọi người cô nếm miếng đầu tiên. Bánh trôi rất dẻo, thơm vị gạo nếp, bên trong là nhân đường chứ không phải nhân đậu xanh mà cô thường ăn. Đường tan tạo thành một vị thanh thanh hoà cùng bánh, hình như bà còn cho dầu chuối, rất thơm.

Chợt một bài thơ vang lên trong đầu, bài "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son."

Người xưa hay bảo tức cảnh sinh tình, thật tình không thể phủ nhận rằng chỉ cần cảnh đẹp thì con người khô khan đến mấy cũng có thể nặn ra vài câu từ mĩ miều được.

Trong những lúc thế này cô rất bí từ, hầu như không có chuyện gì để nói vì khoảng cách thế hệ khá là xa (mà xa thật, vài trăm năm chứ ít gì) khiến bầu không khí hơi yên ắng, cũng hơi ngượng ngùng một chút.

"Cháu nghe người dân nói ở đây sắp có lễ hội?" Hoàng Lục là người lên tiếng, giọng nói anh rất tự nhiên, không giống như người xa lạ, lại càng giống con cháu đang nói chuyện với ông bà của mình hơn. Mà quả nhiên có câu khởi đầu mọi chuyện tiếp theo đều dễ dàng, ông bà bắt đầu kể về lễ hội làng.

"Ừ, làng chúng ta có tục cuối tháng Giêng sẽ tổ chức lễ hội, quanh năm sống nương nhờ sông nước nên càng phải tạ ơn trời đất. Nếu các cháu muốn xem thì ngày mai có thể tới phía kia, đông vui lắm."

"Muốn đi không?" Anh quay sang hỏi cô, chỉ một câu ngắn nhưng lại khiến Nghi cảm giác họ đã thân thiết hơn một chút. Và câu trả lời thì đương nhiên là muốn rồi, chẳng mấy khi được trải nghiệm lễ hội làng kiểu này.

Thăng Long, đều nhờ người mà náo nhiệtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ