Q1. Chương 3 - Câu chuyện thương nhân

352 28 2
                                    

Chuyến đi Chiêm Thành này có một vấn đề khiến ta không thể không ngày ngày rủa xả Trần Thuyên. Hắn giao người cho ta nhưng lại không thèm đưa lộ phí, khiến gái già ta đây phải còng lưng nuôi gần sáu trăm người, chưa kể bò và ngựa, miệng ăn núi lở, tiền bạc ra đi ào ạt như nước lũ mùa mưa. Mỗi lần phải chi bạc mua đồ ăn uống thiết yếu trên đường là lòng ta lại quặn đau như cắt, nước mắt lưng tròng.

Trong khi đó, trải qua mấy ngày đường trên đồng bằng, Đốc tướng quân Trần Thiệu Nghĩa phong hoa tuyệt đại cùng năm trăm thuộc hạ nhà hắn lại hận không thể ăn rỗng túi của ta. Ngoài giải quyết thư tín nhỏ lẻ do trinh sát gửi về thì niềm vui duy nhất của hắn là ăn, ăn xong là nằm ườn ngáy o o trên xe bò. Quan sát hắn ngần ấy ngày, ta nhìn mãi không thấy lý do tại sao Trần Thuyên lại muốn đem ta gả cho hắn. Đôi khi soi mình trong gương, ta tự ngẫm, mình không phải cô nương sắc nước hương trời, đem ra so sáng với Linh thị và Chi thị thì còn có thể miễn cưỡng đứng cùng, nhưng nếu đem ra so cùng Thanh Liên thì quả thật là hoa ngũ sắc đứng cạnh hoa sen cao quý. Lẽ nào Trần Thiệu Nghĩa thấy ta không xinh đẹp bằng hắn nên hắn không coi ta là nữ nhân mà thương tiếc? Hay có lẽ cái gian tình giữa hắn và Trần Thuyên là thật cũng nên, anh em tốt nhà ta cố tình sắp xếp gả ta cho Trần Thiệu Nghĩa là để che mắt thiên hạ, cũng thuận tiện để ta hầu hạ hai người bọn hắn.

Ta mông lung suy nghĩ được năm ngày thì đoàn chúng ta đã rời khỏi địa phận sông Nhị Hà. Từ nơi này tới Chăm Pa có hai cách, một là ngồi thuyền xuôi dòng sông Nhị Hà tới cửa biển Vân Đồn, sau đó đi dọc theo bờ biển về phía Nam sẽ tới thành Đồ Bàn. Nhưng do đoàn người xe chở hàng hóa tương đối cồng kềnh, không tiện ngồi thuyền bởi đường sông tới Vân Đồn có nhiều đoạn xoáy nước nguy hiểm, chúng ta liền quyết định đi đường bộ băng qua mấy trăm dặm núi rừng. Đoạn đường này, xe bò của ta cũng đã đi mòn bánh, nguy hiểm gì cũng đã từng trải qua, tuy nhiên điều ta lo ngại không phải mãnh thú mà là sơn tặc.

Chính vì thế, khi đoàn người tới bìa rừng, ta liền mời Trần Thiệu Nghĩa tới bàn bạc.

Chuyến này, ta không mang theo người của tiêu cục hoặc người hầu có võ nghệ vì ỷ lại vào binh sĩ trong tay hắn, họ ăn rỗng túi ta mấy ngày rồi, bây giờ cũng nên bắt đầu vận động gân cốt đi thôi.

Giải thích một chút, trong hơn một ngàn dặm rừng núi trải dài phía Nam Đại Việt, có tới ba nhóm sơn tặc chính.

Nhóm đầu tiên là Thát tặc. Từ sau chiến tranh chống giặc Thát, một vài nhóm nhỏ thương binh Thát tử bị bỏ lại liền tụ tập ở bìa rừng làm tặc, bắt dân ta làm nô lệ, chặn thương buôn cướp bóc. Nhóm này đối phó tương đối dễ vì Thát tử tuy giỏi dùng vũ lực nhưng đầu óc thì không được thông minh lắm, số lượng mỗi nhóm lại nhỏ lẻ, cứ giết hết là xong. Vì thế, ta và Trần Thiệu Nghĩa thống nhất, nếu gặp Thát tử sẽ do người của hắn giải quyết.

Nhóm thứ hai là Sơn khấu, họ vốn là dân thường dân tộc Kinh, vì tranh chấp với quan lại hoặc vì lý do nào đó bị đẩy khỏi ruộng đất nhà mình nên buộc phải lên núi làm cướp. Nhóm này thường có tính tổ chức cao, mỗi trại có từ vài trăm đến vài ngàn người, có trại chủ, có quân sư, mỗi khi cướp bóc cũng rất nhân văn, chỉ cướp đủ ăn rồi sẽ thả người. Đối phó với nhóm này tương đối phức tạp hơn một chút, chính là dù có nguy cấp thế nào cũng không thể để lộ ra mình là người của quan phủ hoặc có liên hệ mật thiết với triều đình, phải mềm mỏng thương lượng, để lại cho họ một chút của cải, miễn sao tính toán đủ để chuyến hàng đi không bị lỗ vốn, hoặc nếu tiện thì dụ luôn về làm cho nhà mình. Vì tính chất đàm phán phức tạp, Trần Thiệu Nghĩa cũng nhất trí để cho ta ứng phó trong trường hợp gặp Sơn khấu.

[Tiểu thuyết lịch sử  Việt ] Đại Việt đệ nhất thương giaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ