Hết

16 1 0
                                    

Sau rồi nhà em nhờ thầy Phúc làm lễ giải, mẹ em từ đấy ăn chay mùng 1 ngày rằm, rồi dần dần sau này cho tới bây giờ, mẹ em ăn chay trường để giảm bớt nghiệp cho nhà em. Chú Lâm thuê người về chặt gốc ổi rồi đào xung quanh lên, thì thấy bên dưới có bộ hài cốt không biết từ bao giờ...cái rãnh đổ nước thịt lợn nhà em chảy thẳng từ bên nhà em sang vườn nhà chú, qua gốc ổi vào cái ao. Cái rãnh chảy qua chỗ bộ cốt, thầy Phúc nói ngày ngày có máu lợn chảy xuống ấy nên cái vong hấp thụ được, rất khát máu. Thằng Lam yếu đuối lại hay trèo lên cây ổi mọc gần chỗ cái vong nằm, nên bị cái vong nhập và điều khiển ,con dao bầu nó dùng là của ông nội nó- ông Long, nhưng cái dao đã cũ gỉ vứt trong góc bếp, bị sứt 1 mảng nhỏ ở tay cầm, khi chú Lâm đè thằng Lam ra thì chú hất luôn cái dao, cái dao xiên cắm vào gốc ổi. Lúc được công an nhổ ra, cái dao vẫn cũ gỉn như cũ, và lem máu trên cán tay cầm....có thể thằng Lam dùng chính cái dao này chọc vào cổ họng nó như cách bố nó chọc tiết lợn vậy! Nhưng một con dao bầu cũ kĩ , cùn rít mà có thể rạch bụng người 1 cách sắc ngọt, thật khó tin!
-Bố mẹ em sau ngày ấy, mẹ thì mải kinh cầu, chẳng quan tâm gì đến bố. Bố em theo chồng của dì Hạnh, học nghề thợ nhôm kính, rồi lên thành phố làm, tuần về nhà một lần. Thế rồi.... bố có em bé với một bà chết chồng gần xưởng nhôm kính, mẹ em càng buồn chán nên không thiết gì, sau rồi bố mẹ ly dị. 3 mẹ con em vẫn sống trong căn nhà cũ, thằng Thắng không có bố kèm cặp, đến tuổi dậy thì tự nhiên bướng bỉnh không chịu nghe lời ai cả. Đến bây giờ suốt ngày lêu lổng đi chơi điện tử. Em với cái Hà thương mẹ, trách bố... Nhưng chẳng biết làm thế nào... cái Hà sau đợt ấy thì không hiểu sao chân cứ tập tễnh như con lợn què chân, nó mặc cảm nên cứ ở trong nhà miết , chẳng giao du bạn bè gì... em như hoá thành trụ cột gia đình, học xong cấp 3, em không chọn học mấy trường trên thành phố mà học trường cao đẳng sư phạm gần nhà để tiện bề coi sóc em và mẹ. Mẹ em thì giờ chỉ trồng trọt cấy hái,lúc bố đi lấy vợ mới thì để lại hết tài sản nhà cửa cho mẹ, nhưng nuôi 3 đứa con ăn học, lại làm không ra rồi mẹ suốt ngày đi lễ lạt, nên của nả cũng cạn dần, giờ nhà em tay làm vã miệng ăn , thi thoảng còn phải vay tiền nhà dì Hạnh....
-Phần nhà chú Lâm, sau khi an táng cái bộ hài cốt kia, cô Làn quyết tâm đưa thằng Lam về ngoại trị bệnh, vì sợ nhỡ cái vong nó không đi khỏi đất ấy mà hành thằng bé thì khổ! Người làng thì nhìn thằng Lam như một con quái vật. Ông Long mất sau đấy vài tháng, lúc ông mất cũng vật vã, kêu la như lúc lợn bị chọc tiết vậy! Chú Lâm thì đột nhiên bị điếc đặc hai tai, lúc nào cũng nghe thấy những âm thanh chát chúa như tiếng chày đập vào đầu con lợn liên hồi trong tai... đi khám thì bác sĩ nói chú bị một chứng bệnh lây từ lợn rồi biến chứng làm tai bị điếc, muốn chữa chỉ có thể đặt ốc tai nhưng giá hơn 1 tỷ cơ! Thế là chú chẳng chữa trị gì, chú lên khu chợ đầu mối làm cửu vạn, bà Voan mẹ chú Lâm thì đi làm giúp việc trên Hà Nội cho khuây khoả. Căn nhà chú hiu quạnh không một bóng người, chỉ có ngày rằm ngày giỗ chú và bà Voan mới về hương khói...
-Thằng Lam giờ cũng lớn, đến tuổi cập kê, nhưng nó vẫn lì lì không nói không rằng,da nó vẫn trắng nhưng trắng xanh, nếu nhìn nó mặc quần áo trắng đi trong lúc trời nhá nhem tối, chẳng khác nào nhìn thấy ma! thi thoảng lắm ngày tết gặp nhau , nó mới cười với em... vẫn nụ cười nửa miệng ám ảnh ngày ấy khiến em lạnh hết cả sống lưng...
-Vậy là, nhà em lẫn nhà chú Lâm đều tan đàn xẻ nghé... nhà chú Lâm thì đau đớn hơn, chắc có lẽ do đời bố lẫn đời con đều làm nghề thịt lợn... nhà em thì cái Hà cũng mang tật ở chân suốt đời.... Nghề thịt lợn không xấu, không có người thịt lợn thì lấy đâu ra thịt cho mọi người ăn? Nhưng đã làm nghề này, đến khi đủ ăn đủ mặc phải biết làm nhiều việc thiện, phải biết chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, biết giúp đỡ mọi người từ việc nhỏ đến việc bé, từ việc lớn đến việc to. Bởi sinh mạng nào cũng quý, kể cả có là giết lợn để phục vụ mọi người, thì bản thân ta vẫn mang nghiệp vì đã tước đi quyền sống của sinh vật khác!
HẾT!

THỨC ĐỌC TRUYỆN MA HEM???Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ