Để ta kể thêm cho các ngươi nghe vài câu truyện cũng như kinh nghiệm có thật, được lưu truyền từ những nạn đói trong lịch sử.
Có vùng đất kia chuyên trồng dâu nuôi tằm, ở đó có hai ngôi làng là Tang thượng và Tang hạ, lấy hàng rào cây dâu ở giữa làm vách ngăn hai bên. Khi nạn đói xảy ra thì người dân hai bên làng mới đưa ra quyết định, đó là đem những đứa trẻ con của mỗi làng đổi cho nhau, tức là đem con của mình đổi lấy con của nhà khác để mà ăn thịt. Lấy bụi dâu làm nơi trao đổi, người trực tiếp giao dịch sẽ cầm một con dao trên tay, khi nhận được đứa trẻ thì liền lập tức cắt đứt đầu nó, rồi ném đầu trả về bên kia, coi như vẫn còn giữ được cái sọ để chôn trên đúng đất tổ tiên.
Đó là cách cuối cùng để bọn họ có thể sinh tồn, người ta nói hổ dữ không ăn thịt con, nhưng họ lại quên nói 'đem con cho hổ dữ ăn thịt'. Có lần có hai nhà kia sau khi trao đổi, thì nhà người bên làng Tang thượng mới nhận ra đứa trẻ kia nhỏ hơn con của mình nhiều quá, lượng thịt có thể ăn được của hai đứa không đồng đều. Thế là cãi nhau, sau cùng mới đưa ra quyết định là cho nhà bên Tang thượng giữ lại cái đầu, không cần phải ném qua. Vậy là một bên có nồi lẩu không đầu, còn một bên thì có nồi lẩu hai đầu. Cứ coi như là công bằng đi.
***
Có cái hay của nạn đói là như vầy, ở những nơi càng hẻo lánh, xa xôi, thì nạn đói sẽ khởi phát và kết thúc càng chậm. Dễ hiểu thì là vì chỗ càng đông người thì những món đồ có thể ăn được sẽ càng mau hết, rồi sau đó nạn dân mới rủ nhau tràn qua những chỗ khác để kiếm ăn.
Có ngôi làng kia cũng coi như là heo hút, người dân trong làng trên dưới tổng cộng chưa đến ba mươi người, chia làm tám hộ dân, đều là có họ hàng gần với nhau cả. Khi nạn đói ập đến thì theo thông lệ họ đưa ra quy định, đó là lần lượt từng nhà sẽ đưa ra một người để cả làng nấu ăn chung, cứ xoay vòng như vậy. Trước đây cũng nhờ kinh nghiệm đó mà ngôi làng mới còn tồn tại đến ngày nay, còn ở những nơi khác thì hay có cảnh, đầu nạn đói thì người dân trong làng kéo nhau bỏ đi, đến khi kết thúc thì chẳng còn ai có thể trở về.
Tự chia nhau ăn thịt họ hàng làng xóm, nghe có vẻ tàn nhẫn, nhưng ít nhất so với thế giới bên ngoài, thì bọn họ không phải lúc nào cũng phập phồng lo sợ. Tức là trong làng thì bọn họ chỉ cần đối phó với cái đói của mình là đủ, không cần sợ cái đói của người khác, như vậy đã là tốt hơn gấp trăm ngàn lần rồi.
Khi đến lượt nhà của ông trưởng thôn phải đưa ra 'đồ ăn', lúc mà dân trong làng đã mất đi gần nửa, thì chợt sáng hôm đó có xe chở lương thực của triều đình đem đến cứu đói. Cầm chén cháo trên tay, ông trưởng thôn khóc mà nói rằng: " Giá xe đến nhanh hơn một chút, thì nhà ta vẫn còn có con dâu rồi. "
Đó là vì rạng sáng hôm đó, nhà ông ta đã tranh thủ giết con dâu rồi nấu sớm, để cả nhà ăn trước, định sáng hôm sau mới đem phần còn lại chia ra cho làng. Với câu "phù sa không chảy ruộng ngoài", thật khó kiếm một ví dụ nào khác sát nghĩa hơn.
***