Trương Văn Chiêu cảm thán địa phương khó tìm như vậy mà cũng bị Từ Cửu Chiếu tìm được. Sau đó hắn dẫn người đi vào thôn, đem toàn bộ rượu lão hán đã ủ mua về.
Mặc dù tất cả không tốn bao nhiêu tiền, so với việc hắn bỏ tiền chữa bệnh ra bất quá chỉ chiếm mấy phần, nhưng Trương Văn Chiêu nghĩ hắn vì rượu này để cho Từ Cửu Chiếu trở về cũng đáng giá.
Nơi này quá khó tìm, cũng không biết Từ Cửu Chiếu rốt cuộc tốn bao nhiêu thời gian mới tìm được.
Trương Văn Chiêu trước đây tìm người hỏi thăm đều không tìm được, Từ Cửu Chiếu lại trực tiếp ở nhà sách tìm được trong các ghi chép về lịch sử địa phương, đây hoàn toàn do cách tư duy không giống nhau tạo thành.
Bây giờ là thời đại bùng nổ thông tin, cách lấy được thông tin có rất nhiều, internet hầu như trở thành nơi tìm tin tức được ưu tiên nhất, có chuyện gì trước tiên đều tìm trên web, ngược lại bỏ quên sức mạnh của việc ghi chép truyền thống.
Thầy Cao là một vị tiểu lão đầu hơn sáu mươi tuổi, đen gầy, tóc dài màu đen, nếu như không phải là làn da thô ráp và có nếp nhăn trên mặt, chỉ nhìn một đầu tóc đen này thì ông ta không một chút nào giống với một ông lão đã có tuổi.
"Thầy Cao, em mang Từ Cửu Chiếu tới." Trương Văn Chiêu dùng giọng điệu tôn kính hướng về phía thầy Cao nói.
Thầy Cao mặc một thân y phục màu đen, trên mặt mang chiếc kính lão gọng vàng. Ông chắp tay sau lưng, đang khom người cúi đầu quan sát người thợ đang làm việc. Nghe được Trương Văn Chiêu nói, chỉ là ngẩng đầu nhìn hắn một cái, sau đó gật đầu, cũng không có ngừng tay, trái lại ý bảo Trương Văn Chiêu chờ.
Trương Văn Chiêu cũng không nghĩ mình bị thờ ơ lạnh nhạt, ngược lại bày ra một bộ dạng nên như vậy đứng ở một bên chờ.
Ông đang dạy diêu sư trước mặt trang trí phôi gốm, tay diêu sư đặt tay trên phôi, động tác chậm rãi khắc hoa văn.
Từ Cửu Chiếu đứng ở phía sau Trương Văn Chiêu, cậu thị lực tốt, liếc mắt liền nhìn thấy diêu sư khắc đang hoa văn trên phôi gốm. Cũng nhìn ra đối phương hiện tại đang chế tác tác phẩm mô phỏng theo thời Minh.
Cậu nhìn vào cách chỉ dạy của thầy Cao cùng kỹ thuật vẽ của diêu sư, trên cơ bản có thể suy đoán ra trình độ của xưởng gốm Văn Vận. Tuy rằng thua kém tài nghệ của ngự diêu sư, thế nhưng ở mức độ tư nhân, coi như không tệ.
Thanh âm của thầy Cao mang theo khô ách đặc hữu của tuổi tác, thanh âm nói chuyện cũng không cao, lời ít mà ý nhiều, chỉ nói những điểm quan trọng.
Từ Cửu Chiếu nghe xong âm thầm gật đầu, có người tay nghề thành thạo tinh xảo nhưng thái độ lại không thích hợp làm thầy, mà có người tuy rằng năng lực chế tác không mạnh, thế nhưng lý luận tri thức phong phú, thích hợp làm thầy dạy hơn. Tay nghề của thầy Cao như thế nào cậu không biết, chí ít lúc truyền nghề hoặc giải đáp thắc mắc, trình độ như vậy đã đáp ứng đầy đủ.
Nói về kỹ thuật chế tạo gốm sứ, công nghệ chế tác đã có một bước phát triển rất lớn, trong lòng của Từ Cửu Chiếu cảm thấy rất hăng hái, cậu nhất định sẽ học tập và tiếp thu tinh hoa lưu truyền mấy trăm năm trước cho đến những công nghệ tân tiến ngày nay. Từ Cửu Chiếu tuy rằng giỏi về mặt này, thế nhưng đối với thực tài của thầy Cao trong lòng lúc này tự nhiên sinh ra tôn kính với ông. Qua nửa giờ, diêu sư rốt cục hoàn thành việc khắc hoa văn, thầy Cao cũng cầm lấy khăn lau tay, quay người lại.
BẠN ĐANG ĐỌC
TÁI SINH CHI TỪ
RomanceTừ Cửu Chiếu là ngự diêu sư (người làm gốm của hoàng cung) thời nhà Minh bị chết oan, Lại tá thi hoàn dương ở hiện đại. Người không có đồng nào, còn mang một khoản nợ, Từ Cửu Chiếu chỉ có thể đi theo nghề cũ một lần nữa. Nhưng bất tri bất giác lại đ...