Từ trước đến nay chuyện mở lò nung đều là bỏ vốn nhiều thu hoạch ít.
Mỗi lần đốt lò phải tốn khoảng chừng 70 kg củi, đây là cho lò nhỏ, nếu như là lò lớn sẽ phải tốn hơn 100 kg củi đốt.
Bây giờ, muốn than đốt thì dễ, còn muốn dùng củi cây tùng đốt lò, thì vô cùng khó khăn.
Thế nhưng củi tùng lại là vật không thể thiếu để nung ra đồ sứ tốt nhất, chỉ có chân chính đốt bằng củi gỗ mới có thể làm cho phôi sứ cùng mặt men bên ngoài phát sinh phản ứng trong quá trình nung, tạo ra được đồ vật tinh mỹ có thể lưu truyền tới nhiều đời sau.
Không gian trong lò cũng không phải rất lớn, phôi sứ không thể trực tiếp tiếp xúc với lửa, mà phải dùng đất sét chịu lửa chế thành những hộp đất che chắn lại. Những hộp đất này có cái hình vuông, có cái hình tròn, thông thường là dựa vào độ lớn nhỏ của đồ sứ để quyết định quy cách hình dáng của hộp đất.
Để tiết kiệm không gian, tất cả đồ sứ đều được xếp chồng lên nhau đặt trong hộp đất. Bên trong hộp đất còn phải rải lên trên loại đất màu xám nhạt có pha nhiều cát làm nền lót, một mặt dùng để cân bằng bề mặt, mặt khác để tránh cho các phôi sứ bị dính liền với nhau.
Trong lò, từng hàng hộp đất được xếp đặt thật chỉnh tề, thường chỉ có nằm ở vị trí trung tâm mới có thể cho ra tinh phẩm, mà muốn như vậy lại phải xem vận khí. Trên cơ bản, một mẻ phôi sứ bỏ vào lò, chỉ có 60-70% cho ra được thành phẩm. Trong đó nếu có trên mười món tinh phẩm, coi như là thành công .
Thầy Cao đặc biệt nể tình cho đại tác phẩm của Từ Cửu Chiếu đặt ở vị trí trung tâm.
Trở lại đứng trước lò, Từ Cửu Chiếu đứng ở phía sau thầy Cao, nhìn hỏa diễm bốc cháy hừng hực trong lò hình trứng. Thầy Cao chỉ điểm nói: "Thấy người kia không, hắn chính là bả trang đầu (thợ cả chuyên đốt củi trong lò nung), họ Thiệu. Đi theo phía sau là con trai hắn, mấy người khác có người là đệ tử của hắn, cũng có người là theo học nghề."
Bả trang đầu thường được gọi là thiêu sư, là nhân vật then chốt quyết định lò có được đốt thành công hay không.
Khi diêu sư chế tác giao phôi gốm sứ, coi như là hoàn thành nhiệm vụ. Mà đốt lò thì trông cậy vào người có bề dày kinh nghiệm, nắm giữ được nghệ thuật điều khiển ngọn lửa.
Thầy Thiệu dáng vẻ trầm mặc ít nói, ông không nói nhiều, thỉnh thoảng chỉ theo sau lưng con trai chỉ điểm một chút.
Từ Cửu Chiếu nhìn thấy thầy Thiệu cầm trong tay một nhiệt kế đo nhiệt độ của lửa, không khỏi cảm thán công nghệ thời này thật tiên tiến.
Hồi xưa, nơi của cậu làm gì có nhiệt kế, ngay cả sư phụ có kinh nghiệm cũng chỉ hướng ngọn lửa phun vào một bãi nước bọt, nhìn mức độ bay hơi để phán đoán nhiệt độ .
Trong lò ngoại trừ hộp đất chứa phôi, còn để vài miếng phôi sứ ở gần hỏa nhãn, những miếng phôi này còn được gọi là chiếu tử, chuyên dùng để quan sát tình trạng phôi gốm được nung bên trong lò.
BẠN ĐANG ĐỌC
TÁI SINH CHI TỪ
RomanceTừ Cửu Chiếu là ngự diêu sư (người làm gốm của hoàng cung) thời nhà Minh bị chết oan, Lại tá thi hoàn dương ở hiện đại. Người không có đồng nào, còn mang một khoản nợ, Từ Cửu Chiếu chỉ có thể đi theo nghề cũ một lần nữa. Nhưng bất tri bất giác lại đ...