Luyện đất Từ Cửu Chiếu đã đạt yêu cầu, thầy Cao cũng không có làm khó dễ, rất nhanh liền kiểm tra trình độ các thao tác khác của cậu. Ông ngạc nhiên phát hiện, Từ Cửu Chiếu đối với qui trình chế tạo đồ gốm rất thông thạo.
Đối với lần này, vì không muốn giấu diếm lãng phí thời gian học tập lần nữa, Từ Cửu Chiếu không thể làm gì khác hơn là giả vờ xấu hổ thừa nhận, trong ngày thường cậu luôn quan sát mọi người, cũng thường tự mình đọc một ít sách vở có liên quan.
Thầy Cao bán tín bán nghi, cứ coi như là vậy đi, nhưng đối với một người từ trước tới giờ chưa có tiếp xúc qua kỹ thuật chế tạo hay nung gốm, mà chỉ làm học trò có 4 tháng mà nói, tiến bộ này cũng quá mức thần tốc rồi.
Từ Cửu Chiếu lại nghiêm nghiêm túc túc kể cho ông tên mấy cuốn sách, đều là sách có liên quan đến chế tạo gốm sứ, thầy Cao lúc này mới xua tan hoài nghi, chỉ có thể quy cho Từ Cửu Chiếu thông minh hiếu học, là một thiên tài.
Từ Cửu Chiếu ngược lại cũng không phải ngốc, phát hiện mình không hiểu từ ngữ hiện đại, cậu liền chạy đến nhà sách tìm hiểu rõ ràng.
Nhờ vào nền công nghiệp gốm sứ ở Trịnh Châu [1] phát triển thịnh vượng, đối với sách vở liên quan đến phương diện này, nhà sách nơi đây còn phong phú hơn so với nhà sách nơi khác.
Từ Cửu Chiếu mấy ngày nay đến nhà sách không còn ngồi xe buýt nữa, trái lại đi bằng xe điện.
Một mặt là để tiết kiệm tiền, mặt khác là tránh chen chúc với nhiều người lạ trên xe.
Giờ cao điểm, nhiều người, nhiều xe, khiến đường luôn bị kẹt, Từ Cửu Chiếu là người cổ đại trước đây chưa từng mất nhiều thời gian trong việc ùn tắc giao thông cảm thấy cực kỳ khó chịu.
Đối với các kỹ thuật truyền thống mà thầy Cao chỉ dạy, Từ Cửu Chiếu giống như là miếng bọt biển hút nước, nhanh chóng tiếp thu kiến thức, tốc độ nhanh đến mức khiến thầy Cao cũng cảm thấy đáng sợ.
Ngay từ đầu thầy Cao đối với thái độ học tập của Từ Cửu Chiếu vô cùng thoả mãn, thậm chí đã động tâm muốn đem Từ Cửu Chiếu thu làm đệ tử nhập môn. Thế nhưng sau khi để cho cậu bắt đầu ở trên phôi gốm động thủ trang trí hoa văn, mới phát giác cậu rất có linh tính và thông minh, ngay cả bản thân ông cũng không bằng được.
Lúc này thầy Cao mới nghĩ lấy bản lãnh của mình dạy cơ bản thì còn được, nếu thật sự làm thầy ngược lại sẽ làm trễ nãi tài năng và thiên phú của cậu. Nhưng nếu phải buông tha đồ đệ này, ông cảm thấy sẽ tiếc hận suốt đời.
Đối với suy nghĩ của thầy Cao, Từ Cửu Chiếu không hề biết.
Theo đối phương học tập một khoảng thời gian, thái độ thầy Cao đối với cậu cũng coi như vừa lòng, nhưng ông lại chậm chạp không thu cậu làm đệ tử. Điều này làm cho Từ Cửu Chiếu không giải thích được cùng không an lòng.
Ở niên đại cậu sống, không được nhập môn thực sự, người bình thường sẽ không đem tay nghề của mình truyền dạy. Cho dù có thu đồ đệ, sư phụ thậm chí còn phải giữ lại một phần tài nghệ của mình, sợ giáo hội đồ đệ chết đói sư phụ (đại khái là nếu người thầy truyền hết tay nghề của mình có thể bị chính học trò mình cướp mất công việc).
BẠN ĐANG ĐỌC
TÁI SINH CHI TỪ
RomansaTừ Cửu Chiếu là ngự diêu sư (người làm gốm của hoàng cung) thời nhà Minh bị chết oan, Lại tá thi hoàn dương ở hiện đại. Người không có đồng nào, còn mang một khoản nợ, Từ Cửu Chiếu chỉ có thể đi theo nghề cũ một lần nữa. Nhưng bất tri bất giác lại đ...