Chương 32

135 11 0
                                    

Công tác bị đình chỉ hơn một tháng, khu đại mộ thôn Ninh Hóa cũng không phát sinh thêm chuyện gì. Cục cảnh sát vốn luôn giằng co với đội khảo cổ, cuối cùng cũng thả lỏng một chút. Thứ nhất họ cũng không thể cứ mãi lãng phí cảnh lực để canh gác, Tây An còn rất nhiều vụ án họ cần phải giải quyết, thứ hai sau khi thương lượng, cả hai cùng thống nhất trước mắt không khai quật khu mộ chính kia, chỉ khai quật tiếp những hố bồi táng bên ngoài.

Đối với đội khảo cổ thì đây cũng là một tin tốt, mặc dù họ không thể để yên nó, nhưng với tình hình hiện tại, họ không thể đụng vào khu mộ chính nữa.

Công trình bị ngừng một tháng, cũng may Tây An không có mưa nhiều, không khí khô ráo nên khu hố ở Tây Bắc vừa đào cũng không bị ngập trong đợt mưa tuần trước.

Nửa năm trước họ đào được tượng đất nung, chuông đá, những cỗ xe ngựa rất lớn, tượng ngựa đồng và áo giáp ở khu vực phía Tây Bắc trước khu mộ chính, đây có lẽ là một hố bồi táng nữa, mà khu hố này lớn hơn gấp đôi so với các hố khác. Lý Quốc Hiền kết luận khu vực hố bồi táng này là một kho binh khí.

Giai đoạn khai quật ban đầu do Triệu Thượng Chí phụ trách, sau đó Triệu Thượng Chí có việc xuất ngoại nên tạm dừng công tác, công tác chuyển sang Lý Quốc Hiền đảm nhận, tính ra cũng không có vấn đề gì lớn.

Trong hố bồi táng có hơn 10 cái đường hầm của bọn trôm mộ nào ở những thời điểm khác nhau, chồng chất như các vết thương, đội khảo cổ vẫn như cũ thận trọng trong quá trình khai quật. Trước đó lúc Triệu Thượng Chí hướng dẫn đội đã hoàn thành sơ bộ rồi nên lần này chỉ cần phủi quét lớp đất thêm tầm 10 ngày đã thấy cổ vật lộ lên.

Quả nhiên, đúng như lời Lý Quốc Hiền nói, những cái hầm này chứa rất nhiều binh khí, cung nỏ và đầu giáo của các kỵ binh. Những bộ phận binh khí bằng gỗ thì đã mục rữa hết. Dựa vào các cổ vật dưới hầm, có thể xác định thời kỳ đã có bàn đạp yên ngựa.

Ngoài ra còn có vũ khí của bộ binh như nỏ, cung, giáo, lưỡi kiếm, khiên, áo giáp, thậm chí còn phát hiện một mô hình chiến xa bằng đồng, trên xe còn có mô hình những chiến binh cầm cung, giáo, kiếm... khắc hoạ sinh động như thật.

"Chủ nhân ngôi mộ này khi còn sống có vẻ hiếu chiến, kho binh khí đầy ắp, thậm chí nó còn ở vị trí còn gần hơn kho vật dụng hằng ngày..."

Lý Quốc Hiền vừa nói vừa đưa một mũi giáo bằng đồng qua cho Đàm Trình ở bên cạnh rồi đứng lên, đi đến một gò cao nhìn bao quát hình dạng hố bồi táng này. Hố bồi táng hình chữ nhật, kéo dài sang hướng Đông Nam. Vốn tưởng rằng hố chỉ hơi dài thôi, nhưng khi chậm rãi khai quật mới phát hiện một đầu hố này chỉ thẳng vào khu mộ chính.

Hố bồi táng có đường hầm thông vào khu mộ chính, một đường bị lấp kính đá, một đường khác có đặt những tượng đồng và binh khí như trong hố đang "trọng binh trấn thủ".

Hiếu chiến? Có lẽ đó là sự thật... Đàm Trình nhớ đến cách người nọ sử dụng kiếm, linh hoạt và tàn nhẫn, nghĩ đến sự ngạo nghễ của Túc Cảnh Mặc khi nhắc đến Đại Tự ranh giới mở mang, cho dù hiếu chiến, thì y trước kia cũng là đế vương vì nước khai cương mở rộng biên giới.

ĐÀO MỘT HOÀNG ĐẾ LÀM VỢNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ