Hai ngày sau, Lý Huyền Độ đến Ngọc Môn quan, cùng nhóm Chu thiếu khanh Chu Nhượng của Hồng Lư Tự tụ hợp.
Chu Nhượng gần năm mươi tuổi, chức quan thiếu khanh, nhân vật đứng hàng thứ hai ở Hồng Lư Tự, chuyến này đường sá xa xôi vất vả, vốn không cần hắn tự mình ra mặt, có thể phái người khác đi thay. Nhưng thái hoàng thái hậu Khương thị đối với tiểu vương tử cực kỳ chờ mong, còn Hiếu Xương hoàng đế đối với bà cực kỳ hiếu thuận, nên đây là dịp hiếm có để hắn được thể hiện.
Từ thiếu khanh đến chính khanh tuy quan phẩm chỉ kém nửa cấp, nhưng muốn vượt lên tuyệt không dễ dàng, có người phấn đấu cả đời cũng không làm được.
Vì vị trí cửu khanh đã khao khát gần nửa đời, hắn xung phong nhận trách nhiệm nghênh đón tiểu vương tử.
Tuy tinh thông việc triều cống khánh điếu [1] và tán đạo phụ lễ [2] ở Hồng Lư Tự nhưng hắn ngày thường chân tay ít vận động, càng hiếm khi cưỡi ngựa, huống chi lần này còn phải cưỡi một mạch từ kinh thành đến Ngọc Môn quan ở cực tây? Ngày đi đêm nghỉ, hơn nửa tháng tới nơi, chẳng những người đen gầy một vòng mà hai chân cũng run rẩy vì ngồi lâu trên lưng ngựa, không muốn hạ nhân phát hiện ra, hắn cắn răng chịu đựng, khó khăn lắm hôm qua mới đến được Ngọc Môn quan.
[1] triều cống khánh điếu: cống nạp (triều cống) và tang sự cấp quốc gia (khánh điếu).
[2] tán đạo phụ lễ: lễ tán là nghi thức trong Phật giáo nhằm thể hiện sự cung kính, lễ bái và tán thán công đức của Tam bảo.
Chu Nhượng trong lòng kêu khổ, ngoài mặt không dám biểu hiện ra nửa phần, khúm núm triệu tập tùy tùng chuẩn bị xuất quan, may mà trước khi khởi hành, Tần vương đột nhiên đổi ý, nói hắn cứ việc ở lại.
Lý Huyền Độ đã sớm nhận ra Chu Nhượng không thể chịu đựng thêm nữa.
Quan ngoại có những cung đường hung hiểm, để hắn miễn cưỡng đi theo, chẳng những không mang lại ích lợi gì mà còn thêm gánh nặng. Vạn nhất lão ta không chịu được, chính mình còn phải tốn công đào hố chôn xác nên đứt khoát bảo lão ở nhà, chỉ chọn bộ phận vũ vệ cường tráng trong đoàn nhân mã của Chu Nhượng, dẫn ra khỏi Ngọc Môn quan, men theo thương đạo dọc bờ sông về phía tây, mấy ngày sau tiến đến địa danh chỉ cần nhắc tên cũng đủ biến sắc, Bạch Long Đôi [2]
[3]Bạch Long Đôi: Bailongdui Yadan là một trong ba Yadan (Yên Đan) lớn nhất ở Hồ Lop Nur (La Bố Bạc). Lop Nur hay La Bố Bạc là một nhóm các hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag phía đông khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương. Địa danh này được che phủ bởi nhiều câu chuyện kỳ bí trong giới thám hiểm. Nhiều người còn gọi Lup Nur là "tam giác quỷ", nơi được cho là có nhiều vong hồn, những bộ xương khô đe dọa lữ khách.
Nơi đây được xem như khu vực hung hiểm và thần bí nhất trên hành trình đi về phía Tây, trên hoang mạc rộng lớn rải rác những tòa tháp kỳ lạ và những cột đất cao chót vót, không thấy rõ điểm cuối, từng hố cát lún tích tụ khắp nơi trong thung lũng. Ban ngày thường truyền đến những âm thanh rùng rợn không dứt, ban đêm càng như bị quỷ ám, khách vãng lai đi qua liền mất tăm mất dạng, có lời đồn họ đã bị quỷ quái cắn nuốt nên nơi này nổi danh là vùng Quỷ Vực. Thương khách bình thường không dám đi một mình, bình thường đều tụ tập thành đoàn, cố gắng băng qua trước khi mặt trời lặn.
YOU ARE READING
Bồ Châu - Bồng Lai Khách
RomanceTên truyện: Bồ Châu Tác giả: Bồng Lai Khách Chuyển ngữ: Ngọc tỷ nhi Tình trạng: Hoàn thành bản gốc Số chương: 154 chương + 13 phiên ngoại Nhân vật chính: Bồ Châu - Lý Huyền Độ Tiến độ: 5 chương/tuần VĂN ÁN Trong cả hai kiếp Bồ Châu đều trở thành ho...