Chương 20. Bồ Châu không nhìn lại

87 5 0
                                    

Quách Lãng và Bồ Du Chi, tổ phụ Bồ Châu có mối quan hệ hết sức đặc biệt, vừa là bạn vừa là địch.

Là bạn vì hồi trẻ hai người từng bái thầy ở cùng một tông sư, ngồi cùng bàn, sống cùng phòng, từng thân thiết như tay với chân.

Là địch vì từ khi vào triều làm quan, hai người liên tục bất đồng chính kiến, độc lập biên soạn lý thuyết về các vấn đề học thuật. Không những vậy, ba mươi năm trước từng công khai hẹn nhau tranh biện ở Lan Đài nơi kinh thành nhằm chứng minh học phái và quan điểm riêng của mỗi người mới là đúng.

Trận tranh biện trên Lan Đài năm đó thu hút mấy ngàn đệ tử trường thái học [1] cùng kẻ sĩ ngoại thành vây xem. Tổ phụ Bồ Châu tại nơi này biện luận một hồi, công bố thành tựu nghiên cứu lớn, được người người đón nhận và đi theo, về sau trở thành tông học đệ nhất. Quách Lãng bị đánh bại, ngoài mặt thì nể phục nhưng từ đó về sau, quan hệ đồng môn lạnh nhạt, hai bên dần ít lui tới.

[1] trường thái học: trường thái học; thái học viện (cấp học cao nhất thời phong kiến)

Nhân họa đắc phúc, chính vì điều này mà nhiều năm sau, Tuyên Ninh năm thứ ba mươi chín, đại án Lương thái tử mưu phản liên lụy vô số người, trong đó có cả Bồ Du Chi nhưng Quách Lãng vẫn bình an vô sự.

Không những vậy, nhờ cuộc thanh trừng tàn bạo đó, ông ta chẳng những thế chân được vào vị trí thái thường khanh, nhảy lên đứng đầu cửu khanh mà hai năm sau khi Hiếu Xương hoàng đế lên ngôi, dựa vào thanh danh hiền đức sẵn có mà được chọn là thái phó của thái tử. Quách Lãng đạt đến địa vị hiển quý trong triều, môn sinh quy tụ, mơ hồ có thể sánh ngang với vị thế của sư huynh đồng môn Bồ Du Chi năm đó.

Nhưng cuối cùng ông ta vẫn không phải là Bồ Du Chi.

Vị trí đứng đầu cửu khanh dĩ nhiên tôn quý, nhưng bên trên còn có tam công. [2] Năm đó Bồ Du Chi đứng hàng tam công.

[2] tam công: tam công (ba chức quan cao nhất thời phong kiến gồm: thái sư, thái phó, thái bảo.

Ông ta có thể chậm rãi chờ bước cuối cùng này. Thân phận thái tử thái phó bày ra đó, chỉ cần thái tử không phạm vào sai lầm hết thuốc chữa như Lương thái tử hồi trước thì việc ông ta được đứng vào hàng tam công cũng không phải mộng hão.

Nhưng Bồ Du Chi còn có một thứ khác là danh xưng văn tông.[3]

[3] Phần này mình không tìm được từ thích hợp để chuyển ngữ. Đại ý tổ phụ Bồ Châu là ông tổ, người khai sinh ra trường phái học thuật riêng.

Khuếch trương thanh thế, xây dựng học thuyết, khiến kẻ sĩ khắp thế gian tâm phục khẩu phục, đồng bái tông sư, điều này kể cả khi ông ta là lão sư của hoàng đế chỉ sợ cũng chưa chắc đạt đến được. Nhất là trong những năm gần đây, khi danh vọng ngày càng được đề cao, thất bại trong cuộc tranh biện công khai ở Lan Đài khi đó là điều khiến ông ta mãi canh cánh trong lòng, không thể nào nguôi ngoai được.

Đáng tiếc Bồ Du Chi đã chết, vĩnh viễn sẽ không có trận tranh biện Lan Đài thứ hai để ông ta có thể đường đường chính chính làm nên tên tuổi.

Bồ Châu - Bồng Lai KháchWhere stories live. Discover now