Nhà họ Bồ bị kết tội cách đây tám năm, khi ấy, người trị vì vẫn còn là Minh Tông – vị hoàng đế thứ ba của triều đại này, người đã kết thúc trăm năm loạn thế, thống nhất thiên hạ. Minh Tông chính là phụ hoàng của hoàng đế Hiếu Xương hiện nay, từng tại vị bốn mươi mốt năm trước khi qua đời.
Nhắc đến tội của tổ phụ Bồ Châu, cần kể từ chuyện của vị kỳ nữ hiện vẫn còn sống – Thái hoàng thái hậu Khương thị.
Khương thị xuất thân từ dòng dõi võ tướng, phụ thân từng theo khai quốc Thái Tổ đông chinh tây chiến, lập nên chiến công hiển hách. Sau khi Thái Tổ băng hà, Thái Tông kế vị, Khương thị khi ấy mới mười lăm tuổi đã được lập làm hoàng hậu.
Khương thị cả đời không sinh hạ được hoàng tử. Mười năm sau, Thái Tông băng hà.
Thái Tông không có nhiều con, trong mười năm trị vì chỉ để lại một hoàng tử do một tần phi họ Trần địa vị thấp hạ sinh, chính là Minh Tông. Khi ấy, Minh Tông mới mười tuổi, còn thơ ấu đã lên ngôi. Khương thị tuân theo di chiếu tiên hoàng, lấy thân phận đích mẫu phò tá ấu đế, thay quyền thính chính, định niên hiệu là Tuyên Ninh.
Sau khi Lý triều lập quốc, phía bắc vẫn tồn tại nguy cơ từ tiền triều, nơi Bắc tộc người Địch lập nên một quốc gia thống nhất và hùng mạnh, quốc hiệu là Địch Quốc. Kỵ binh của họ mạnh mẽ, khó ai địch nổi. Trong khi đó, Trung Nguyên đã trải qua trăm năm chiến loạn, dân số sụt giảm, bách nghiệp suy tàn, tài nguyên và lương thảo đều khan hiếm. Suốt hai mươi năm đầu sau khi lập quốc, triều đình phải tập trung dưỡng sức dân chúng, khiến quốc lực vẫn chưa hồi phục được như cũ, chỉ có thể ở vào thế phòng thủ trước Bắc Địch.
Khi Thái Tông băng hà, Bắc Địch đang hùng cường, nhân cơ hội Trung Nguyên thay đổi ngôi vị, nữ nhân nắm quyền, đã đưa quân nam hạ, hùng hổ tuyên bố có trăm vạn cung kỵ trong tay, ý đồ xâm lấn Trung Nguyên.
Vào thời điểm đó, các khai quốc võ tướng của Lý triều hầu hết đã quy tiên, khó tìm được đại tướng phù hợp. Ngay cả khi huy động toàn bộ lương thảo quốc gia, triều đình cũng chỉ đủ sức duy trì một năm chiến tranh cho hai mươi vạn quân. Đối diện với địch mạnh như nước lũ, quốc gia lâm vào cảnh nguy cấp, triều đình bỗng trở thành nơi ngập tràn tiếng gió thổi hạc kêu, nhân tâm rối loạn. Nhiều đại thần chủ trương cầu hòa, dâng cống phẩm, viện dẫn đủ lý lẽ rằng nếu tránh được chiến tranh, số cống phẩm nộp lên cũng không đáng kể so với tổn thất của một cuộc chiến.
Toán số thì không sai, nhưng lại bị Khương Thái hậu khi ấy mới hai mươi lăm tuổi cự tuyệt thẳng thừng. Bà gánh chịu áp lực lớn lao, đưa ra chủ trương "lấy chiến cầu hòa", đồng thời nhận được sự ủng hộ từ thân vương Định Bắc vương, dám mạnh mẽ dùng đến lão tướng quân lão tướng quân Trường Bình hầu, người đã ngoài bảy mươi, cùng em trai mình, Khương Hổ, ra trận.
Lão tướng quân phụ trách chỉ huy đại cục, Khương Hổ dù tuổi trẻ nhưng có tài dùng binh thiên bẩm, đã tận dụng sự khinh suất của Bắc Địch, bày mưu dụ địch. Sau vài lần giao tranh, một trận đại chiến xảy ra dẫn đến Bắc Địch đại bại, nội bộ triều đình Bắc Địch rung chuyển, chư vương phân tranh. Người Địch bị ép rút quân, lui binh nghị hòa.
YOU ARE READING
Bồ Châu - Bồng Lai Khách
RomanceTên truyện: Bồ Châu Tác giả: Bồng Lai Khách Chuyển ngữ: Ngọc tỷ nhi Tình trạng: Hoàn thành bản gốc Số chương: 154 chương + 13 phiên ngoại Nhân vật chính: Bồ Châu - Lý Huyền Độ Tiến độ: 5 chương/tuần VĂN ÁN Trong cả hai kiếp Bồ Châu đều trở thành ho...