Chương 24

8K 565 76
                                    


Chương 24: Thiên đạo hư vô...

Thiên đạo là gì, không ai có thể nói rõ ràng cụ thể.

Thượng cổ thánh nhân từng nói: "Hữu vật hỗn thành , tiên thiên địa sinh. Tịch hề liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên địa mẫu. Ngô bất tri kì danh, cường tự chi viết đạo."

Dịch xuôi: Có một vật từ hỗn độn mà nên, sinh trước cả trời đất. Yên lặng, trống không. Đứng một mình mà không đổi. Đi khắp nơi mà không mỏi, có thể làm mẹ cả thiên hạ. Chẳng biết tên nó là chi, miễn cưỡng gọi là Đạo."

Lại viết: "Đạo sinh nhất , nhất sinh nhị , nhị sanh tam , tam sinh vạn vật."

Sau đó lại giải thích: "Đạo sinh nhất, một là hỗn độn, là Thái Cực ( là một trạng thái nguyên sơ chưa hề phân chia) , là gốc của vũ trụ, là 'thế' (势- thế là hình dạng, quyền lực, sức mạnh). Nhất sinh nhị, tạo ra âm dương. Nhị sinh tam, theo đó mà sinh đơn âm, đơn dương, âm + dương, hình thành nên thế cân bằng sau này 'tam sinh vạn vật', biến đổi chúng sinh."

Lấy lời của Thánh nhân, thế nhân đều cho rằng thiên đạo là thứ cơ bản tạo ra vạn vật trên thế gian, tồn tại từ xưa đến nay và bất biến, quy tắc của Thiên đạo trở thành quy luật cơ bản biến hóa khôn lường mà thế gian theo đó vận hành, là quy tắc mà vạn vật đều phải tuân theo. Dù là sự biến đổi của vạn vật, mặt trời mọc mặt trời lặn, hay là sinh lão bệnh tử của thế nhân đều không thoát khỏi quy luật tuần hoàn của Thiên đạo.

Mà nhận thức cơ bản về chuyện này, trong giới tu chân giả lại xuất hiện những bất đồng.

Giáo dục mà Tiêu Linh Ngọc đời trước nhận được chính là 'Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu(*) ; tu chân chính là nghịch thiên mà làm', đó cũng là nhận thức phổ biến của tu chân giới.

(*)Trời đất không có lòng nhân, xem vạn vật như chó rơm : Trời đất đối với vạn vật chí công vô tư, không hề có sự thiên tư, thiên vị. Cho nên đối với đất trời, không có loài nào tuyệt đối là trọng, loài nào tuyệt đối là khinh; mà khinh trọng đều là tương đối, đều là tùy theo thời gian, không gian, nhu cầu, công dụng nhất thời. Được ví như Sô cẩu : là chó cỏ, chó rơm; ngày xưa, người ta bện cỏ rơm thành chó, để dùng khi tế lễ; trước khi dùng đến, người ta quí báu chắt chiu; khi lễ xong rồi, người ta đem vứt bỏ.

Phải biết rằng Thánh nhân từng nói: "Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên ( Người theo khuôn phép của Đất, Đất theo khuôn Trời; Trời theo khuôn Đạo; Đạo theo tự nhiên). Cái gọi là tự nhiên tức là thuận theo Thiên đạo, sinh lão bệnh tử là theo lẽ thường, mà tu chân giả theo đuổi Trường sinh, khát vọng tựa muốn lật đổ quy tắc của trời đất của đám người này lại cố tình vi phạm thiên đạo, nghịch thiên mà làm.

Đời này ngay từ khi bắt đầu, Lão quỷ đầu liền đảo lộn luôn nhận thức của Tiêu Linh Ngọc, cái gọi là tu hành mới đúng là thuận theo thiên đạo, mới chính là cùng thiên đạo hợp lại làm một.

Pháo hôi trọng sinh kí  - Lý Tùng Nho - Quân PhấtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ