Vương Khởi Vân ngồi trên ghế giảng về cảnh diễn cho Tiêu Chiến và Tiêu Dữ Khiên nghe.Nội dung quay tiếp theo là vai của hai người đi vào một ngôi miếu, quỷ Tiêu Dữ Khiên khinh miệt miếu thờ, chỉ nhìn vở tính toán, Tiêu Chiến vái lạy thì bị cậu ta trêu chọc rằng không ngờ người không giống người thường như nam chính lại đi vái thần linh. Cả hai sẽ có một đoạn đối thoại.
Sau khi Tiêu Chiến và Vương Nhất Bác bàn với nhau, họ xóa cái tên Tiểu Tán ra khỏi kịch bản nhưng chưa đặt tên mới. Vương Khởi Vân thấy như vậy cũng hay, tên nam chính không xuất hiện từ đầu đến cuối.
Ông giảng giải xong bèn hỏi họ có câu hỏi gì không, Tiêu Dữ Khiên nói: "đạo diễn Vương ơi, cháu có thắc mắc... Là bác đang nói đến Tôn giáo hay Triết học ạ."
Cả Vương Khởi Vân lẫn Tiêu Chiến đều phì cười.
Cậu ta cười khanh khách: "Cháu nghe bác giảng là biết, nói về quỷ nhưng thực chất lại lấy đó để phản ánh con người, chỉ là cháu nghĩ kể cả có đọc trước, biết được nam chính tượng trưng cho quỷ thần đích thực thì cũng khác hẳn tưởng tượng của cháu."
"Bác nhớ cháu lớn lên ở nước ngoài nhỉ?"
Cậu ta gật đầu.
Ông nói: "Truyền thuyết về quỷ thần được dựng nên từ nền văn minh của loài người. Các nền văn minh xưa ra đời ở các khu vực thung lũng sông như lưu vực sông Nin, sông Ấn và Hoàng Hà, lần lượt sản sinh ra ba Tôn giáo lớn, trong đó nền tảng chủ chốt ở hai Tôn giáo lớn khác là tiên tri, tiên đoán, chủ nghĩa thần bí*. Tuy nhiên, nền tảng tín ngưỡng của dân tộc Hoa Hạ* không phải những thứ trên mà là thánh hiền, một Tôn giáo triết học, lý trí chiếm phần nhiều, nhất là trước khi du nhập một số khái niệm Phật giáo vào."
(*Chủ nghĩa thần bí, thần bí luận, chủ nghĩa huyền bí hay huyền bí học, huyền học, là căn nguyên của một tôn giáo bí ẩn, là một sự theo đuổi được hiệp thông, được đồng nhất, hoặc được giác ngộ với chân lý sau cùng, với thần thánh, với chân tâm, hay với Thiên Chúa thông qua những kinh nghiệm được hướng dẫn, bản năng, trực giác hay trí huệ. Huyền học thường tập trung vào một hay nhiều sự rèn luyện nhằm tích lũy những kinh nghiệm hay những nhận thức.
*Hoa Hạ là một danh từ dùng để chỉ những người cư dân sống ở phía bắc sông Dương Tử là tổ tiên trực tiếp của người Hán, sống ở vùng Trung Nguyên tại lưu vực sông Hoàng Hà trước khi họ mở rộng lãnh thổ ra khắp tứ di.)
Vì lẽ đó, mặc dù ông đang miêu tả về quỷ thần ảo thì cũng trong cái ảo mang theo tư tưởng lý trí.
Tiêu Dữ Khiên nghe mà gật gù, cho rằng mình còn phải đọc thêm nhiều câu chuyện lưu truyền nữa.
Có điều sau khi Vương Khởi Vân giảng, cậu ta diễn cặp với nam chính mới có cảm nhận mới mẻ.
Họ đối thoại xong, cậu ta hỏi nam chính: "Anh vái nhiều miếu, nhiều thần vậy rồi, anh thấy miếu nào thiêng nhất? Núi Thái Sơn, núi Võ Đang? Hay là ngôi miếu đổ nát này?"
Nam chính nhìn lớp bụi tích trên tượng thần, nhỏ giọng đáp: "Đâu đâu cũng thiêng, lại chẳng nơi nào thiêng."
"Cắt!" Vương Khởi Vân lớn tiếng hô.