Chương 28. Nổi giận

418 19 3
                                    

Thi Yến Vi sợ đến kinh hồn bạt vía suốt mấy ngày, cả người nhìn đi nhìn lại đúng là đã hao gầy đi một lượt. Luyện Nhi nhìn rõ, không khỏi cảm thấy rầu rĩ.

Cho đến sáng ngày thứ sáu, Thi Yến Vi bị đánh thức bởi cơn đau truyền tới từ bụng dưới, nhận thấy giữa hai chân có chút ẩm ướt liền gọi Luyện Nhi mang đai nguyệt sự vào, phủ thêm áo khoác đến đông viện thay y phục.

Trừ việc lần này chậm mất mười ngày thì tình trạng đau bụng so với tháng trước cũng có phần trầm trọng hơn rất nhiều, Thi Yến Vi ngồi tựa trên tháp, sai người đưa ấm sưởi [1] và lò cầm tay đến.

[1] gốc là 汤媪, "Tangpozi", một ấm đun nước bằng đồng thiếc, hình trái bí ngô với nước nóng ở bên trong, cũng được sử dụng rộng rãi để giữ ấm. Nó có thể được đặt dưới chăn, sử dụng tương tự như túi nước nóng thời nay. (Nguồn chú thích: Fanpage Trung Hoa Thư Quán)

Chú thích hình ảnh đặt ở cuối chương.

Luyện Nhi đưa ấm sưởi đến, nhét vào trong chăn làm ấm chân cho Thi Yến Vi, thấy nàng tựa vào gối đầu vẻ mặt có chút muộn phiền liền ngồi xuống mép giường, nói chuyện phiếm để nàng cảm thấy bớt nhàm chán.

Trong lúc nhất thời không nghĩ ra nên nói cái gì liền chuyển chủ đề sang ấm sưởi, cười hỏi nàng: "Nương tử có biết ấm sưởi này từ đâu mà được lưu truyền rộng rãi không?"

Thi Yến Vi lắc đầu, nàng chỉ biết trong tiểu thuyết thời Minh Thanh, đồ vật này được gọi là bình nước nóng, trong khi ở đây thì được gọi là ấm sưởi.

"Lúc nô tỳ còn ở Tống phủ từng nghe một lão mụ lớn tuổi nói, vật này là do công chúa Tuyên Thành làm ra năm mười sáu tuổi. Nàng đã sai thợ thủ công dựa theo bản vẽ mà nàng vẽ ra để chế thành, ban đêm vào mùa đông nếu sử dụng sẽ giúp làm ấm, hỗ trợ ngủ ngon. Những hộ gia đình bình thường trong dân gian thì thiết kế có phần kém một bậc, chỉ có những gia đình phú quý mới dùng đến ấm sưởi bằng đồng."

Vì là sinh viên khoa văn nên Thi Yến Vi hoàn toàn không có chút kiến thức vào về kỹ thuật rèn sắt, những vấn đề linh tinh như khi nào thì kỹ thuật được cải tiến, nồi sắt xào rau xuất hiện từ lúc nào hay bình nước nóng được phát minh từ đâu, nàng chưa từng chú tâm tìm hiểu.

Nàng chợt nhớ đến lúc vẫn còn ở khách điếm từng nghe thấy một vị thư sinh nhắc qua vị công chúa Tuyên Thành đã cải tiến kỹ thuật rèn sắt, hiện đang ẩn cư tu đạo ở đình sơn Vu Kính không màng thế sự, liền cảm khái nàng quả thật là bậc kỳ nữ, không tránh khỏi có chút tò mò bèn hỏi kỹ về tuổi tác lẫn cuộc đời thăng trầm của công chúa Tuyên Thành.

Những gì vừa kể là những điều duy nhất Luyện Nhi nghe ngóng được nên những chuyện bên lề Luyện Nhi đều lắc đầu nói không biết, chỉ biết trên núi Kính Đình trước kia cũng từng có một vị công chúa khác đến tu đạo, là hoàng muội của hoàng đế Huyền Tông, phong hào của nàng là Ngọc Chân, cả đời không gả. Xem ra vị công chúa Tuyên Thành này có lẽ cũng không có ý định gả chồng.

Thi Yến Vi nghe thấy điều này thì chợt nghĩ: Nếu như ngày đó nàng rời khỏi Tống Phủ đến đạo quan tu đạo, rời xa trần thế ồn ào huyên náo, cũng chưa từng quen biết Thôi Tam nương và những người khác thì liệu Tống Hành có vì mất đi lợi thế có thể uy hiếp được nàng mà bỏ qua cho nàng không?

Giam nàng trong trướng - Tụ Tụ YênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ