Chương 60. Diên Châu

124 13 0
                                    

Bên trong Tống phủ, cảnh tượng bận rộn tưng bừng, không ai lưu tâm đến động tĩnh của Thi Yến Vi, càng không ai phát hiện điều bất thường ở viện Phù Thúy. Mọi chuyện diễn ra êm thấm, thần không biết, quỷ không hay.

Đến giữa trưa, Thôi Giác vận hỉ phục viên lĩnh đỏ thẫm, cưỡi trên thất ngựa uy dũng, dẫn đầu đoàn phù rể rầm rộ kéo về Tống phủ.

Ngựa dừng lại trước cổng Tống phủ, Thôi Giác tung người nhảy xuống ngựa, bước nhanh vào phủ. Trước tiên, hắn đặt đôi chim nhạn tự tay săn được ở chính đường để hoàn thành lễ Điện nhạn, [1] sau đó mới cùng đội phù rể tiến về Đông phòng, nơi Tống Thanh Hòa đang trang điểm.

[1] lễ Điện nhạn: là một nghi thức trong hôn lễ truyền thống Trung Hoa, đặc biệt phổ biến trong các gia đình quý tộc và văn nhân thời phong kiến. Trong lễ này, chú rể mang một đôi ngỗng (nhạn) đến nhà cô dâu để trao tặng. Ngỗng (nhạn) được chọn vì đây là loài chim thường sống thành đôi và có tính thủy chung cao. Việc tặng đôi ngỗng trong lễ cưới mang ý nghĩa cầu chúc cho hôn nhân bền vững, hòa hợp và trọn đời bên nhau. Ngoài ra, ngỗng còn tượng trưng cho sự hiền hòa và sự gắn bó giữa hai gia đình, vì loài chim này thường đi theo bầy đàn và biết đoàn kết.

Thôi Giác kiên nhẫn đợi ở sương phòng gần một canh giờ mà vẫn không thấy tân nương bước ra nên khó lòng tránh khỏi nôn nóng. Hắn đứng dậy bước ra ngoài chính phòng, cao giọng thúc giục.

Thế nhưng nhóm phù dâu đang đứng dưới hàng lang lại không chút nể nang, thẳng tay ngăn hắn ngoài cửa, không thèm đáp lời.

Thôi Giác bất mãn bỏ đi. Lại thêm nửa canh giờ trôi qua, hắn đứng dậy lần nữa, bước xuống thềm, cất giọng ngâm bài thơ giục cưới. [2]

[2] bài thơ giục cưới: "Thôi trang thi" (推妆诗) là một loại thơ trong văn hóa cưới hỏi cổ xưa của Trung Quốc, thường được chú rể hoặc người đại diện của chú rể sử dụng để "thúc giục" cô dâu chuẩn bị xong và ra khỏi phòng trang điểm vào ngày cưới. Trong lễ cưới truyền thống, cô dâu thường phải trải qua quá trình trang điểm, mặc trang phục và đeo trang sức rất cầu kỳ, và thời gian này có thể kéo dài, tạo ra sự chờ đợi. Để thêm phần trang trọng và cũng là một hình thức giao lưu văn chương, chú rể hoặc đoàn tân khách có thể ngâm "thôi trang thi" bên ngoài phòng trang điểm nhằm bày tỏ sự nôn nóng, mong mỏi gặp mặt tân nương, hoặc thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn trọng.

Không giống như lần trước, Họa Bình vận váy áo đỏ nhạt bước ra từ cửa, mỉm cười nói: "Tân nương chuẩn bị cài trâm, mong rằng lang quân chớ vội."

Thôi Giác nghe thấy, cùng mấy phù rể cúi mình thi lễ, cung kính đáp: "Đa tạ nương tử đã báo tin."

Giọng nói đầy chân thành của Thôi Giác lọt vào tai. Tống Thanh Hòa đang khoác lên mình bộ váy lục hoa quế, trong lòng không khỏi hồi hộp, bàn tay nắm chặt khăn lụa cũng rịn mồ hôi. Tân nương ngồi trước gương đồng, mái tóc vấn cao, dung nhan như họa, đôi má ửng hồng thẹn thùng, trâm vàng óng ả trên tóc cùng đóa điền mai diễm lệ đỏ tươi khiến nàng đẹp đến nao lòng.

Một lúc sau, lại có tỳ nữ bưng khay gỗ đàn tiến đến. Cao phu nhân đích thân gỡ mũ hoa, cài vào giữa búi tóc, rồi dùng một đôi trâm vàng cánh sen và bộ diêu bằng ngọc nạm vàng cài hai bên tóc mai, xen kẽ cùng mười cây trâm hoa vàng đính lưu ly.

Giam nàng trong trướng - Tụ Tụ YênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ