Chương 44. Tin tức tới

202 17 2
                                    

Thi Yến Vi đến những cửa tiệm gần đó tìm hiểu thì quả nhiên, nàng tìm được một thư trai có quy mô khá lớn, liền bước qua bậc cửa mà vào.

Vị tiên sinh phụ trách thấy có người đi vào thì vội bước ra nghênh đón, hỏi nàng muốn mua loại sách nào.

Thi Yến Vi lắc đầu, nói không phải nàng đến mua sách mà muốn tìm công việc chép sách.

Chưởng quầy họ Trần nghe thấy lời này liền ngước mắt nhìn nàng, thấy nàng chỉ là một nữ lang vóc người mảnh mai yếu ớt, trong lòng không khỏi nghi ngờ, tay đặt trên quầy, thân mình hơi nghiêng về phía trước, đánh giá nàng từ trên xuống dưới.

"Không biết nương tử thạo viết kiểu chữ nào?" Chưởng quầy họ Trần muốn đuổi khéo nàng đi, bèn khách sáo hỏi thêm một câu.

Thi Yến Vi giấu mặt sau lớp mành sa, rành rọt thốt ra hai chữ: "Nhan công."

Người đương thời yêu thích "Nhan gân Liễu cốt", [1] nhiều người sẵn sàng trả giá cao để thuê người chép sách theo kiểu chữ của hai vị này. Nhưng thể chữ của hai vị đại gia này rất khó để viết đẹp, rất nhiều lang quân chỉ có thể nắm sơ qua. Vậy nên lúc Trần chưởng quầy nghe Thi Yến Vi ngỏ ý muốn tìm việc chép sách, ban đầu cũng không mấy xem trọng nàng.

[1] Về Nhan Chân Khanh thì mình đã có chú thích rồi. Còn thể chữ Liễu ở đây là do Liễu Công Quyền (sống sau thời của Nhan Chân Khanh) sáng tạo ra. Vị này cũng có sở trường về khải thư và hành thư. Ban đầu ông học theo Vương Hi Chi, sau nghiên cứu nhiều bút pháp thời Tùy, Đường rồi tự thành một phong cách riêng, thể chữ, thế chữ khỏe đẹp, nét bút thanh gầy, lộ rõ gân cốt. Nguồn chú thích: nhanmyhocduong.vn

Lúc này vừa hay trong tay Trần chưởng quầy đang có ba quyển sách cần sao lại, nghe Thi Yến Vi nói nàng biết viết chữ Nhan công thì hăng hái ra mặt, thay đổi thái độ thờ ơ ban đầu mà hỏi: "Nương tử đã nói thạo viết kiểu chữ của Nhan công, vậy có thể viết thử hai ba câu thơ để mỗ xem trước có được không?"

Hỏi vậy là muốn cho nàng cơ hội. Thi Yến Vi nghe xong, không chút do dự, gật đầu đồng ý ngay.

Chưởng quầy họ Trần thấy vậy, chẳng những vẫy tay hiệu tiên sinh tiếp đón nàng ban nãy chuẩn bị bút mực giấy nghiên, mà còn tự tay trải giấy rửa bút, sai người mài mực.

Chờ cho mực được mài xong, Thi Yến Vi cầm bút chấm mực, dựa theo kỹ thuật Tống Hành từng tận tình chỉ bảo, chẳng mất nhiều thời gian, nàng đã viết được bài "Trừ Châu tây giản" của Vi Ứng Vật ra giấy.

Trần chưởng quầy tiện tay cầm tờ giấy lên xem, cúi đầu tập trung xem kỹ, thầm nghĩ trong lòng: Chữ viết của vị tiểu nương tử này tuy không quá xuất sắc nhưng cũng không có gì sai sót gì lớn để bắt bẻ, chỉ cần nắm được đặc điểm của thể chữ Nhan công, miễn cưỡng vẫn có thể dùng được.

Huống chi nghe khẩu âm của nàng cũng không phải người đã sống lâu năm ở Lạc Dương, vừa hay có thể ép giá.

Trần chưởng quầy vuốt vuốt râu trên cằm, ung dung đặt tờ giấy xuống rồi quay đầu nhờ một vị tiên sinh khác lấy bộ sách mà tháng trước khách nhân cần sao chép.

Giam nàng trong trướng - Tụ Tụ YênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ