"Bẩm Đô chỉ huy sứ, còn bao lâu nữa đến nơi ạ?" - Tôi một tay xách buồng cau một tay xách vò rượu khệ nệ chạy phía sau Lịch Vũ.
"Qua hai con phố nữa là tới." - Lịch Vũ đưa tay cầm hộ tôi vò rượu nếp cẩm thơm nức còn riêng cau thì tôi nhất định phải tự tay mang đến nhà Giáo thụ Trần Uy.
Từ trận đánh Cùng Giang tôi đã theo xa giá về kinh được hơn năm ngày, hôm nay phải qua nhà bái lạy Trần Uy. "Tôn sư trọng đạo" là truyền thống ngàn năm của người Việt. Học trò muốn nhập môn phải mang buồng cau qua lạy yết kiến thầy hai lạy. Ở chiến trường tình thế cấp bách, mọi lễ nghi thường tình đều có thể du di cho qua nhưng đã quay về thì phải tỏ lòng kính trọng, một bước cũng không thể thiếu.
Từ sáng sớm tinh mơ con nhài(1) đã đi chợ, mua về buồng cau to nhất, quả đều chắc mẩy, xanh rì, rửa sạch sẽ đặt lên khay đồng, lại thêm năm lá trầu têm cánh phượng, cài thêm vài ba bông ngọc lan trắng xinh thơm ngát. Tôi ăn mặc nghiêm chỉnh, tóc tai gọn gàng đứng trước cửa thư phòng đợi Lịch Vũ. Trước khi đi Lịch Vũ sai người đặc biệt đào thêm một vò rượu nếp cẩm hạ thổ dưới giàn thiên lý, mang đến cảm tạ Trần Uy đã cứu mạng tôi ở trận Cùng Giang.
Tôi vốn tưởng nhà của Giáo thụ - người đứng đầu Thái y ty Đại Cồ Việt phải bề thế lắm nhưng không. Từ bên ngoài nhìn vào chẳng khác là mấy so với những căn nhà tôi thấy dọc hai bên đường tới đây. Nói khiêm tốn một chút thì là kém vài phần, nếu nói thẳng thắn ra thì là không bằng một góc. Thật khó hiểu tại sao một danh y được hai đời vua trọng dụng lại lựa chọn sống cuộc đời cần kiệm thế này?
"Chí ít thì Giáo thụ cũng phải xây một cái cổng chứ" - Tôi chép miệng nhìn hai cây núc nác(2) Trần Uy trồng bên ngoài thay cổng, chỉ biết thở dài rồi theo Lịch Vũ đi vào.
Trần Uy đang dạy học cho môn đồ, người đón tôi và Lịch Vũ là cô Lê Nhạc Hà, vợ thầy. Cô Nhạc Hà là một người đáng mến, khiến người đối diện cảm thấy thoải mái dễ chịu từ lần gặp đầu tiên. Lịch Vũ ngồi thong thả thưởng trà, tôi đứng phía sau tỏ vẻ khúm núm. Dù đã tốt nghiệp đại học hai năm nhưng cảm giác lần này tới đây cùng Lịch Vũ cũng không khác khi cùng bà nội đi thăm giáo viên dịp hai mươi tháng mười một mỗi năm là bao.
Trần Uy vừa tới ngồi ở ghế chính giữa nhà. Tôi theo lời chỉ dẫn bê khay đồng đến dùng hai tay dâng lên, lạy hai lạy bái sư. Trần Uy rất tự nhiên đón lấy, đoạn bảo:
"Ta và con đã là thầy trò. Từ nay mỗi buổi sáng học chữ, buổi chiều học y. Nếu có việc gì chưa hiểu con hãy hỏi trưởng tràng."
"Trưởng tràng?" - Tôi tròn mắt.
Lịch Vũ ôn tồn:
"Trưởng tràng là người đứng đầu, chuyên việc coi sóc môn sinh."
Trần Uy mỉm cười, vuốt râu:
"Chẳng phải con rất thân với trưởng tràng đó sao?"
Tôi ngạc nhiên. Tôi á? Chính là tôi thân thiết với trưởng tràng á? Làm gì có chuyện đó nhỉ? Tôi nào biết người có vai vế kia là ai đâu?
"Bẩm Giáo thụ, cây hoàng bá nam đã đến mùa thay vỏ. Xin thầy cho phép đem vỏ hai cây trước nhà phơi khô."
Trần Uy tỏ vẻ hài lòng, chỉ tay tôi bảo:
BẠN ĐANG ĐỌC
[Cảm hứng lịch sử] LÚC BIẾT XUYÊN KHÔNG THÌ ĐÃ MUỘN!
Historical Fiction[ĐÃ XUẤT BẢN] 🌟 Thể loại: Cảm hứng lịch sử Việt Nam, Hài hước, Yếu tố Y học... 🌟 Giới thiệu truyện: Trăm tính vạn tính nàng cũng không tính được vì say rượu mà xuyên không, rơi vào Đại Cồ Việt 1000 năm về trước. Trong cái rủi có cái xui, giữa thời...