62: tâm thư

11 2 0
                                    

Cuối tuần đối với bất kỳ đứa trẻ nào trong làng Ngải Bạch Hổ cũng là cái ngày đáng để tụi nó mong đợi, bởi tụi nó được trở về làng.

Con dân Ngải Bạch Hổ có hai cách để về tới nơi chôn rau cắt rốn bí ẩn của mình. Cách thứ nhất là tự mình lái xe đi. Một điểm đặc biệt nơi ngôi làng (trong số hàng tỷ điểm đặc biệt khác) chính là tất cả những người sinh ra và lớn lên tại đây đều mang khả năng thiên phú có thể tự mình tìm đến cửa làng. Nếu bạn là người ngoài, dẫu bạn có đi lòng vòng quanh Núi Cấm ba ngày ba đêm cũng chẳng được xơ múi gì. Nhưng nếu là... người trong, chỉ cần bạn nung nấu ý định đến làng, cây xà cừ quen thuộc sẽ hiện ra với bạn khi leo được tới lưng chừng núi.

Cách thứ hai chính là đón đoàn xe đò do ông Hai Thích, tức ba của Châu và anh hai cô Thắm, dẫn đầu. Đoàn xe chỉ đi đi về về giữa hai bến, một ở chân núi, bến kia nằm ngay gần cây xà cừ. Các tài xế hẳn nhiên là người trong làng. Mấy ngày cuối tuần, tần suất xe đông hẳn lên, cứ cách nửa tiếng lại có một chuyến chở nhung nhúc học trò cấp ba lẫn đại học. Những ngày khác, xe ít, cánh tài xế chuyển sang giữ nhiệm vụ vận chuyển lương thực và các mặt hàng buôn bán đến phân phối ở chợ và những tiệm tạp hóa trên núi.

Những chuyến xe cũng là cách thuận tiện nhất để những người vốn không có mối quan hệ mật thiết với làng đi về đến nơi đến chốn. Đấy là lý do con Thúy rủ Kim đi chung xe với nó.

À quên, đấy không phải là lý do. Dùng từ phương tiện thì đúng hơn. Lý do chính là con Thúy muốn né bà chị mình. Kim không về cùng, tức là nó không có cớ để ngồi xe đò. Không có cớ để ngồi xe đò, tức là bà chị Bích của nó sẽ đòi chở nó về làng. Bích chở nó về làng, tức là Bích cũng sẽ dẫn nó đi sang núi Dài để cúng bái linh tinh. Mà điều này làm nó ngán tận cổ.

Thế nên sau khi không rủ rê được Kim, thỉnh thoảng Thúy bắt gặp mình thầm trách cứ con nhỏ. Rồi nó ngưng lại, ngẫm nghĩ, bắt đầu biện hộ cho Kim. Nhưng chưa đầy dăm phút sau, nó lại tiếp tục trách cứ.

Tố không biết tất cả những điều này. Tối thứ sáu, nó cứ ung dung ngồi xe thầy Bạch vù lên núi như muôn thuở.

Điểm khác biệt nằm ở sáng ngày hôm sau, khi nó tỉnh dậy và bắt gặp một phong bì đút dưới khe cổng nhà nó.

Phong bì chẳng biết nằm dưới cổng được bao lâu. Có thể là lúc về nó đã kiêng nhẫn chờ đợi Tố, mà Tố vì trời tối và vì mệt nên đã không để ý. Hoặc, nó được ai đó lén lút nhét vào sau khi thầy trò Tố đã đến nơi.

Khi Tố cầm phong thư đó lên, đọc lướt mấy dòng bên ngoài, tim nó chợt nảy một cái.

"Gửi thầy Bạch hoặc ai đó khác: Xin chuyển phong thư này tới Tố.

Gửi Tố: Bạn hãy mở lá thư ra đọc.

Huyền."

Tố lật đật xé toạc phong thư ra như sợ bị ai giật mất. Trong phong thư là một tờ giấy học trò gấp đôi và một con diều nhỏ bằng móng tay làm từ vải nỉ. Tờ giấy ghi:

"Gửi Tố,

Trước hết, tui xin lỗi bạn vì những gì đã xảy ra ở ngoài ao Ngần. Tui cũng xin lỗi đã không sớm tìm gặp bạn để xem tình hình của bạn thế nào. Tui nợ bạn một lời giải thích thỏa đáng, nhưng nếu bạn oán tui, nếu bạn thấy sợ tui và không muốn nhìn mặt tui nữa, thì tui thấu hiểu hoàn toàn. Bạn không xứng đáng phải trải qua những điều như vậy, thế nên tui sẽ không hận bạn nếu bạn quyết định xé nát bức thư này ngay tại đây.

Hội Phù Thủy Họp Trên Gác Mái - Quyển 1: Vong Linh Trong Trường HọcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ