38.Quyển XI Chương 1: Vị đạo sĩ ở núi Côn Luân

345 18 0
                                    

TÂY CUNG THU OÁN
(Vương Xương Linh)
Phù dung bất cập mỹ nhân trang,
Thuỷ điện phong lai châu thuý hương.
Khước hận hàm tình yểm thu phiến,
Không huyền minh nguyệt đãi quân vương.

Dịch thơ:
Điểm trang người đẹp nụ sen nhường,
Thuỷ điện châu lồng gió ngát hương.
Mảnh quạt thu sầu che tủi hận,
Mãi treo trăng tỏ đợi quân vương...
(Lê Nguyễn Lưu phỏng dịch)

Phần XI: Lỡ nhau một kiếp

Chương 1: Vị đạo sĩ ở núi Côn Luân

Cách Khương La sáu trăm dặm về hướng Bắc là lãnh thổ của Đại Thế hoàng triều. Nếu đem lên bàn cân đong đếm, Đại Thế và Khương La kẻ tám lạng người nửa cân, mỗi nước hùng cường chiếm đóng một phương. Giống như câu nói: "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?" Sự có mặt của hai cường quốc trên một đại lục là nguy cơ thường trực của mâu thuẫn và chiến tranh.

Đại Thế rất kiêu ngạo, vào thời trị vì của vua Mã Nặc IV, ông từng hạ lệnh chém hai phái đoàn sứ giả ngoại quốc vì dám cười cợt Đại Thế là "Thiên hạ đệ nhị". Cái tích "Thiên hạ đệ nhị" đã kéo dài suốt dòng lịch sử. Trước kia, khi hai vương quốc chưa có nhiều đất đai và vàng bạc như bây giờ, các bộ lạc nguyên thủy có tục lệ tổ chức "Hội thu mã" năm năm một lần. Hội này chủ yếu là đi săn ngựa thảo nguyên, thi tài thuần ngựa. Không biết trùng hợp thế nào mà tất cả mùa thi bộ lạc Đại Thế luôn xếp nhì. Hai bên thuần được số ngựa như nhau nhưng các đời tộc trưởng Khương La ai cũng thu được Bạch Cự Long, thế là vượt lên một bậc chiếm hạng nhất. Nhắc tới giống ngựa huyền bí này lại có tới vài trăm mẫu chuyện khác nhau. Nhiều người tin rằng Bạch Cự Long vốn là Thái tử ở Long Cung, vì phạm tội trời mà bị đày xuống nhân gian làm ngựa. Bạch Cự Long có sừng vàng trên trán, màu lông trắng muốt, đuôi như cầu vồng, dáng vẻ thần thánh. Số Bạch Cự Long ở thảo nguyên rất ít, không tới 100 con mà con nào cũng là đầu đàn. Tính khí của loài ngựa này rất khó chịu, nó dã man và quyết tuyệt, bướng bỉnh và lì lợm, không chịu cho con người cưỡi lên. Lúc này có một chàng thanh niên tên là Ngưu Chỉ Ôn, sống trong bộ lạc Khương La. Chẳng biết bằng cách nào, anh ta đã khiến một con Bạch Cự Long nhận mình làm chủ, cả vùng tôn anh làm tộc trưởng, thống nhất ba mươi bảy bộ lạc rời rạc lập quốc sơ khai, thế là Khương La triều đại đầu tiên ra đời.

Trải qua rất nhiều thăng trầm, khi mà loài ngựa thần thánh đã hoàn toàn tuyệt chủng, Khương La vẫn bền bỉ vững mạnh. Ra đời muộn hơn nó một chút là Đại Thế, vương quốc thứ hai. Từ cái tích cổ này mà về sau hễ nhắc tới thứ hạng là Đại Thế bị xếp sau một bậc. Điều đó càng được chứng thực trong suốt ba nghìn năm, Đại Thế vẫn không vượt lên được, cứ đánh là thua, mãi mãi "Thiên hạ đệ nhị". Vết thương âm ỉ nhất cho đến bây giờ là năm Thiên Vĩnh đế tại vị, Đại Thế có sự ủng hộ của sáu nước lân bang, nguồn lực to lớn mà vẫn bị đánh tan tát chạy về. Quá hoang đường!

- Vì sao lại thế? Lẽ nào Khương La còn tiềm ẩn huyền cơ?

Thiếu niên đặt quân cờ lên bàn, khó hiểu nhìn sư phụ. Lão già thâm sâu lắc đầu, đưa tay vuốt bộ râu bạc trắng.

- Làm gì có! Chẳng qua Khương La may mắn, vì sao Ngưu Chỉ Ôn không phải người Đại Thế? Vì sao bí quyết thuần ngựa nằm trong tay bộ lạc Khương La? Vì sao Đại Thế năm đó không có một người ngang tài ngang sức với Hạ Hầu Vĩnh Khang? Ta nói con nghe, là vì chúng ta đều sinh lầm thời!

PHÙ DUNG TRÌ - Hoa BanNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ