Chương 93: Kết thúc (một)

2.6K 194 52
                                    


Mười sáu năm sau.

Tàu thăm dò sao Hỏa do Trung Quốc tự phát triển đã hạ cánh thành công và bắt đầu hoạt động. Nó được thiết kế làm nhiệm vụ trong vòng 5 năm. Nó được cải tiến hơn các tàu thăm dò trước đây, nó có thể đi sâu vào lòng đất tới hàng chục mét để dò xét toàn diện về nguồn đất, tìm kiếm dấu hiệu nguồn nước, đánh giá bầu khí quyển và điều tra xem có bất kỳ nơi nào đủ điều kiện để con người có thể cư trú không, dù chỉ có 1% cơ hội. Tàu thám hiểm tự hành thăm dò này có trình độ AI hóa cao và có thể bắt chước bộ não con người để phân tích suy nghĩ, tự tìm kiếm các khu vực và vị trí khác nhau, sau đó so sánh và quyết định đi đến vị trí mà nó cho là có nhiều khả năng đáp ứng các điều kiện hơn. Nó có thể tự lập kế hoạch về con đường tốt nhất để tiếp cận mục tiêu, không giống như những loại máy di chuyển chậm rãi theo một quỹ đạo được cài đặt sẵn, rồi gửi lại thông tin về mặt đất trước đó. Ngoài ra, nó có thể tự quản lý sức khỏe, tự phát hiện vấn đề và tối ưu hóa hệ thống. Người ta nói rằng nó là một phần quan trọng trong kế hoạch "2040 lên sao Hỏa" của Trung Quốc.

Ngay sau khi chiếc tàu này đặt chân lên sao Hỏa, nó đã thu hút sự chú ý của cả nước, mọi người đều tò mò về những gì nó sẽ tìm thấy và liệu nó có thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh dò xét sao Hỏa với NASA và châu Âu không.

Và một điểm nữa khiến nó thu hút sự chú ý của công chúng chính là nó đặc biệt sến súa — trình độ thả thính sến súa còn hơn cả con người.

Cái máy này có thể nói "I love you" bằng ngôn ngữ chính thức của tất cả các quốc gia trên thế giới với một giọng nam rất trầm thấp, có thể đọc thuộc lòng hàng trăm bài thơ tình kinh điển, hát hàng trăm bản tình ca nổi tiếng, miệng siêu ngọt ngào, lời yêu thương nói không ngớt. Ví dụ mỗi lần trước khi xuất phát đi đào đất đều phải thổ lộ một câu kiểu: "Chào buổi sáng, sắp phải đi đào hố rồi, hôm nay cũng muốn nói yêu em trên sao Hỏa ~" và tiếp theo sẽ nói 'I love you' bằng một ngôn ngữ ngẫu nhiên. Hoặc là khi nhìn đến ngọn núi lửa Olympus Mons, liền sẽ vừa đi bộ đến đó vừa đọc những bài thơ tình Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần trên đỉnh Olympus.

(*Olympus Mons là ngọn núi lửa lớn trên sao Hỏa. Ngọn núi này cao 25 km, gấp 3 lần đỉnh Everest và là ngọn núi cao nhất trong hệ Mặt Trời.)

Rất nhiều khán giả thích xem nó, thậm chí nó còn trở nên nổi tiếng ở nước ngoài.

Là sự kiện quan trọng nhất ngành hàng không vũ trụ thời điểm đó, nhà thiết kế chính của chiếc máy thăm dò này cũng được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin.

Người này chỉ mới hơn 35 tuổi, là kỹ sư trưởng thiết kế hàng không vũ trụ trẻ nhất thời điểm đó. Tuy rằng cụm từ 'kỹ sư trưởng thiết kế trẻ nhất' không ngừng xuất hiện trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nhưng người đàn ông này đã phá kỷ lục khi trở thành kỹ sư trưởng thiết kế chính vào năm 34 tuổi. Anh tốt nghiệp lớp thực nghiệm ngành Khoa học kỹ thuật đại học Thanh Hoa, sau đó chỉ dùng bốn năm để lấy bằng tiến sĩ tại đại học MIT, trong khi thời gian thông thường là 5 năm. Sau khi trở về Trung Quốc, anh gia nhập Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, là học viện thứ năm của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc. Từ đây con đường thăng quan tiến chức của anh lên nhanh như hỏa tiễn. Chỉ sau sáu năm làm việc, anh đã dẫn dắt nhóm của mình tham gia nghiên cứu dự án 'Thám hiểm sao Hỏa'. Nghe nói khi vừa về nước anh đã được tham gia thiết kế xe thám hiểm sao Hỏa số 3, giải quyết được không ít chỗ khó và thể hiện năng lực chuyên môn xuất sắc, sau đó anh tham gia vào dự án xe thám hiểm số 4 với tư cách là kỹ sư phó thiết kế. Cuối cùng, ở tuổi 34, anh đã trở thành 'kỹ sư trưởng tổng dự án', cũng là vị kỹ sư trưởng đầu tiên trong lĩnh vực máy thăm dò mà không phải là viện sĩ.

[HOÀN] Người chính trực ai lại yêu thầm - SuperpandaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ