Trong mộ thất vô cùng bức bối, tôi cởi găng tay cao su, lấy khăn lông lau mặt. Dùng đèn pin tỉ mỉ đi xem bích họa, nhìn tới nhìn lui, cảm giác mát mẻ bắt đầu lan ra trong lòng. Trên bích họa tô một lớp gì đó như lòng trắng trứng, ngăn cản nó bị oxy hóa, vì thế xem rất rõ ràng.
Tỉ mỉ nhìn xem, vết rạn nứt lâu trên bích họa vô cùng nổi bật, rõ ràng niên đại sớm hơn cái mộ này rất nhiều.
Phong cách của bích họa không thể phân biệt, trên trực giác là phong cách tranh triều Tống, vẽ cực kỳ tốt. Thoạt nhìn, đều là vẽ mây đen và tia chớp. Nhìn kỹ lại, thì có thể trông thấy trong những đám mây khắp tường, vẽ các loại các dạng Lôi công.
Mà ở phần dưới bích họa, vẽ vô số núi đá, trong núi có cây và lầu nghỉ, có thể nhìn thấy có rất nhiều con người nhỏ mặc quan phục màu trắng. Những người này ở lầu các trên đỉnh núi, hình như đang nghe tiếng sấm trên trời.
Bàn Tử xem từng chiếc từng chiếc linh bài, vừa đọc tên trên đó, có vẻ không hiểu nổi, hỏi tôi: "Thiên Chân, cái đấu này nhỏ quá, trông niên đại mới như vậy. Sao lại có bích họa tinh xảo đến thế?"
"Nếu tôi đoán không lầm, những bích họa này là được cắt tới từ mộ khác." tôi âm trầm nói, thời Dân quốc thế đạo đã thay đổi, họa sĩ vẽ được loại bích họa này không thể nào đi vẽ trang trí mộ cho người ta nữa.
Bàn Tử đã lầm hoàn toàn, phần mộ này không phải mộ lớn gì, chắc là mộ tổ của chính Dương gia, xây vào thời Dân quốc. Lúc tổ tiên Dương gia xây nên cái mộ này, cắt bích họa trong những cổ mộ khác sang đây, dán trong mộ của mình làm đồ trang trí.
Tôi từng gặp vài xí nghiệp thôn quê có thẩm mỹ như thế, bọn họ muốn thể hiện thẩm mỹ của mình, nhưng cách thức khiến người ta thật cạn lời.
Cả bức bích họa này vô cùng quý giá, vẽ Lôi công giống như in, cực kỳ phong độ. Tôi từng nghe chú Ba nói có một vài đạo mộ tặc ở Lạc Dương trình độ về thư họa vô cùng cao, nom vẻ hoàn toàn là nhà quê, quần áo cũng một năm chẳng giặt lấy một lần, nhưng lại biết xem tranh.
Dương Đại Quảng có thể là nhánh này.
Những bích họa này tôi suy đoán rất có khả năng là trộm ra từ một cái mộ Tống, mà nội dung vẽ trong bích họa, lại liên quan đến người nghe sấm. Vậy tổ bối của Dương Đại Quảng, có thể từ rất sớm đã tiếp xúc với chuyện nghe sấm. Dương Đại Quảng khi kế thừa tổ huấn, biết trong tiếng sấm có điều huyền bí. Cũng có khả năng, Dương Đại Quảng trong lúc tế bái tổ tiên ở đây, nhìn thấy những bích họa này, phát hiện bí mật trong bích họa, vì thế sinh hứng thú với nghe sấm.
Vậy, tại sao mấy bức bích họa từ mộ Tống này lại có liên quan đến nội dung nghe sấm? Cái mộ Tống đó là mộ của ai, chủ mộ tại sao lại hứng thú với nghe sấm như vậy?
Tôi cảm thấy càng ngày càng thú vị.
Tôi nói với Bàn Tử, Bàn Tử không chịu chấp nhận: "Mẹ nó không thể nào, nếu là mộ tổ Dương gia, quan tài đâu? Ông Dương, ông cố Dương, ông tổ Dương đâu? Sao chỉ có bia? Mẹ nó không thể nào chỉ có chút này đồ."
Tôi thầm nghĩ sao tôi biết được, có lẽ chôn nơi khác, chỗ này chỉ dùng tế bái. Có lẽ đều đã chết trong mộ, sau cùng không tìm được hài cốt, Bàn Tử đạp đạp lên tàn dư đồ cúng, nói: "Nếu là như thế, vậy Dương Đại Quảng tại sao phải thành kính về tế bái như vậy? Nếu thi thể không ở đây, đi đâu tế bái chẳng như nhau. Đem theo linh bài là được rồi."
BẠN ĐANG ĐỌC
Trùng Khởi- Cực Hải Thính Lôi ( Bản chỉnh sửa của Ba Hố)
Mystery / ThrillerTình hình là sắp ra Trùng Khởi rồi, Ba Hố lại chỉnh sửa lại Trùng khởi để lấp mấy cái hố ba cua gấp do uống say viết ra @@. Cùng đọc lại rồi hóng phim ra nào =))))) Cre: https://vongtinhdai.wordpress.com/2019/08/22/dao-mo-trung-khoi-cuc-hai-thinh-lo...