78. BÁNH Ú NGŨ SẮC

86 11 0
                                    

78. BÁNH Ú NGŨ SẮC

Sau khi hoàn thành xong một loạt công việc bận rộn đã là cuối tháng tư, Tết Đoan Ngọ sắp đến.

Đối với ngành dịch vụ ăn uống, mỗi dịp lễ tết đều là cơ hội kinh doanh, mà Tết Đoan Ngọ là một trong ba lễ hội truyền thống lớn, đã mang lại những hiệu ứng đặc biệt lấp lánh ánh vàng trong mắt Sư Nhạn Hành.

Tất cả đều là tiền!

Ở thời hiện đại, ấn tượng của hầu hết mọi người về Tết Đoan Ngọ có thể chỉ bao gồm việc ăn bánh ú, đua thuyền rồng và cắm ngải cứu. Ấy nhưng ở thời cổ đại lại có khá nhiều hoạt động phong phú như ăn bánh Ngũ Độc, đeo trang sức hình Ngũ Độc, uống rượu hùng hoàng, v.v.

Biểu tượng của Ngũ Độc là năm con vật: rắn, rết, cóc, bò cạp và thằn lằn. Thậm chí còn có những khuôn bánh và con dấu hình Ngũ Độc được bày bán trên vỉa hè.

Sư Nhạn Hành mua mấy bộ, quyết định gói rất nhiều bánh ú và nướng bánh Ngũ độc để bán.

Nàng thường làm bánh ú với năm loại nhân: Đậu đỏ, đậu xanh, táo tàu, hạt sen và khoai môn.

Nhân hạt sen dùng hạt sen khô ngâm nở nấu chín, nghiền nát rồi sên với đường và mỡ heo đến khi nhuyễn mịn. Cách làm này không khác gì làm nhân bằng các loại đậu hoặc táo tàu.

Tuy nhiên, nhân khoai môn có một chút đặc biệt hơn.

“Khoai môn” thường dùng là khoai Lệ Phổ vùng Quảng Tây, mà huyện Ngũ Công của triều Đại Lộc nằm ở phía Bắc, là khu thành thị điển hình của phương bắc.

Đại Lộc thật ra có một nơi giống như Quảng Tây, ngặt nỗi nơi đó cách huyện Ngũ Công cả ngàn dặm, phong tục ăn uống rất khác nhau và hiếm khi giao tiếp với nhau.

Nói tóm lại, không thể tìm được khoai môn Lệ Phổ ở huyện Ngũ Công!

Nhưng trước đó không nhớ ra thì thôi, một khi vừa nhớ tới khoai môn là Sư Nhạn Hành càng nghĩ càng thèm, bánh kem khoai môn, bánh nướng khoai môn, thậm chí là sữa chua vị khoai môn đều ăn ngon hết biết!

Đúng lúc Trịnh Bình An tới tiệm, nàng hỏi anh ta có biết củ khoai môn to đùng này không?

Nguồn gốc của khoai môn Lệ Phổ không phải là Quảng Tây, mà vì nơi đó khiến nó nổi tiếng nên được gọi theo.

Hiện giờ người ta chỉ biết củ này gọi là khoai cao, sinh sản nhiều ở vùng duyên hải phương Nam, đặc biệt ở Phúc Kiến và Quảng Tây.

Xác nhận khoai cao là thứ Sư Nhạn Hành muốn tìm, Trịnh Bình An nhìn nàng với ánh mắt phức tạp: "Cái đó dùng để làm gì? Đâu thể ăn!”

Khoai sọ nhỏ của miền Bắc ngon hơn nhiều, luộc lên cho ra vị mềm dẻo hơi ngọt, tương đối mịn.

Nhưng củ khoai này. . . còn to hơn quả cầu, hàm lượng tinh bột cực cao, cứng còng không cắt nổi, mọi người chẳng thèm mất công đụng vào cho nên ai cũng chê.

Sư Nhạn Hành thầm nghĩ, đó là lỗi của khoai môn sao?

Không, rõ ràng là lỗi của các vị!

THỰC TOÀN THỰC MỸNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ